Chantelle Schieven, người phụ trách bộ phận nghiên cứu của công ty Murenbeeld & Co., tin rằng nhu cầu đối với nơi trú ẩn an toàn sẽ không sớm biến mất, bởi xung đột đã trở thành điểm mấu chốt quan trọng, và đang thay đổi cục diện địa chính trị cũng như thị trường tài chính toàn cầu. Theo bà, kim loại quý này đã tìm được "phạm vi giá mới", và đang xây dựng một "cơ sở vững chắc" ở khoảng giá 1.900 USD đến 2.000 USD/ounce.
Bà Schieven nói: "Nỗi sợ hãi trên thị trường sẽ không sớm biến mất và điều đó sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng. Kim loại này đã đứng vững quanh mức 1.900 USD và đang xuất hiện xu hướng mạnh lên, ngay cả khi căng thẳng địa chính trị bắt đầu giảm bớt".
Theo bà Schieven, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khiến các quốc gia vạch ra ranh giới mới giữa đồng minh và đối thủ, xu hướng toàn cầu hóa đang bị gián đoạn khi các quốc gia tìm cách phát triển chuỗi cung ứng của riêng họ, bởi chuỗi cung ứng chung đã bị phá vỡ do các lệnh trừng phạt mà các quốc gia phương Tây áp dụng đối với Nga.
Bà cũng lưu ý rằng các chính phủ phương Tây đang tăng chi tiêu quân sự, điều này sẽ khiến thâm hụt ngân sách gia tăng. Ngoài ra, trong môi trường hiện tại, các quốc gia thân thiện với Nga như Trung Quốc có thể tiếp tục đa dạng hóa tiền tệ khỏi đồng đô la Mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc vàng sẽ trở thành một công cụ thiết yếu cho các ngân hàng trung ương.
"Khi các quốc gia không tin tưởng lẫn nhau và không tin tưởng vào tiền tệ của nhau, vàng sẽ trở thành một tài sản chiến lược. Nó sẽ tạo thêm uy tín cho đồng tiền của một quốc gia", bà Schieven nói.
Cùng với căng thẳng địa chính trị gia tăng, bà Schieven cho rằng xu hướng toàn cầu hóa đang phai nhạt dần cũng sẽ làm tăng lạm phát do việc phát triển chuỗi cung ứng trong nước sẽ tốn kém hơn đối với các công ty. Giá tiêu dùng tăng sẽ khiến lãi suất thực tế ở mức âm – yếu tố sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho kim loại quý.
Bà Schieven không phải là người duy nhất lạc quan về triển vọng giá vàng. Các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ vẫn chưa từ bỏ mục tiêu giá vàng ở mức 2.000 USD trong bối tâm lý của thị trường về triển vọng giá vàng trong thời gian tới nhìn chung đều lạc quan, thể hiện ở kết quả khảo sát của Kitco về triển vong giá vàng tuần tới.
Tuần này, 17 nhà phân tích Phố Wall tham gia cuộc khảo sát của Kitco News. Trong số đó, có 12 nhà phân tích, tương đương 71%, dự báo giá vàng sẽ tăng vào tuần tới; 4 người, tương đương 24%, dự báo giá sẽ giảm, và 1 người (6%) có đã giảm giá vàng trong thời gian tới, và một nhà phân tích, hoặc 6%, có ý kiến trung lập.
Trong khi đó, 1.034 phiếu khảo sát đã được phát đi ở Phố Chính. Trong đố đó, có 743 người, tương đương 72%, dự báo giá sẽ tăng trong tuần tới; 158 người khác, tương đương 15%, dự báo giá sẽ giảm; và 133 người, tương đương 13%, dự báo giá đi ngang.
Kết quả khảo sát Phố Wall và Phố Chính về triển vọng giá vàng tuần tới.
Theo các nhà phân tích, mặc dù Fed đang tìm cách tăng lãi suất một cách mạnh mẽ, nhưng hành đông của họ sẽ vẫn chậm hơn đường cong lạm phát, lãi suất thực sẽ âm - một môi trường tích cực cho vàng. "Lạm phát vẫn chưa biến mất", Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường của SIA Wealth Management, khẳng định.
Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng vàng tiếp tục chứng kiến động lực kỹ thuật mạnh mẽ. Darin Newsom, Chủ tịch của Darin Newsom Analysis, cho biết ông nhận thấy tiềm năng giá vàng có thể được đẩy lên 1.991 USD/ounce trong thời gian tới. "Định luật Chuyển động đầu tiên của Newton áp dụng cho thị trường (Một thị trường có xu hướng sẽ ở trong xu hướng đó cho đến khi bị tác động bởi một lực bên ngoài) cho chúng ta cơ sở để tin rằng giá vàng vẫn có xu hướng tăng trong 6 tháng tới", ông Newsom nói.
Mặt khác, các nhà phân tích cho rằng kim loại quý màu vàng vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn chừng nào vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn và thị trường rộng lớn vẫn biến động do cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Tóm lại, nỗi sợ hãi trên thị trường toàn cầu đang giúp giá vàng chống chọi tốt với yếu tố lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và những bình luận ‘diều hâu’ của Chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ.
Fed thực sự có kế hoạch ứng phó với lạm phát?
Bà Chantelle Schieven của công ty Murenbeeld & Co nói rằng bà không nghĩ các ngân hàng trung ương, cụ thể là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ thực hiện bất kỳ động thái tích cực nào để kiểm soát lạm phát, mặc dù lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022.
Bà cho biết Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã nói về việc mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, để đồng bộ lời nói và hành động của ông sẽ rất khó khăn, bởi "Fed đang bị mắc kẹt vì mức nợ. Lãi suất tăng mạnh sẽ giết chết nền kinh tế", và "Fed cần lạm phát bởi vì đó là cách duy nhất Chính phủ có thể giải quyết nợ của mình."
Trong một bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Chính sách Kinh tế Thường niên của Hiệp hội Kinh tế Quốc gia về Kinh doanh hôm thứ Ba (22/3), ông Powell đã đề cập đến khả năng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 5/2022. Trước đó, ngân hàng trung ương Mỹ đã báo hiệu rằng họ có thể tăng lãi suất 7 lần trong năm nay và bắt đầu giảm bảng cân đối kế toán vào tháng 5/2022.
Bà Schieven nói rằng nghe 7 lần tăng lãi suất có vẻ rất nhiều, song các nhà đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn hơn. Cụ thể là nếu ngân hàng trung ương Mỹ hành động như mục tiêu đó thì lãi suất sẽ vẫn ở dưới mức 2% vào cuối năm nay.
Trong khi đó, nhìn về tương lai xa hơn, sau sau năm 2022, bà Schieven cho rằng Fed sẽ không thể tiếp tục tăng lãi suất nhiều thêm nữa.
"Tôi nghĩ rằng nền kinh tế có thể chịu được lãi suất khoảng 2%. Mức đó sẽ không đẩy nền kinh tế vào suy thoái", bà nói. "Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ sẽ có thể thực hiện bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa trong năm tới. Tôi nghĩ lãi suất sẽ ở mức 2%."
Về triển vọng giá vàng năm 2023, bà Schieven cho biết một khi rõ ràng rằng Fed đang bị mắc kẹt ở với tỷ lệ lãi suất không cao, vàng sẽ lại "cất cánh" và giá sẽ được đẩy lên trên 2.100 USD/ounce, về dài hạn giá có thể đạt mức 3.000 USD/ounce (giá điều chỉnh theo lạm phát).
Tham khảo: Kitco