Vàng 'tiếm ngôi' USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương

30/12/2021 11:39
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng lượng vàng mà họ nắm giữ trong kho dự trữ ngoại hối, nâng tổng số vàng dự trữ lên mức cao nhất trong 31 năm.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổ chức nghiên cứu quốc tế về ngành công nghiệp vàng, các ngân hàng trung ương đã tích lũy hơn 4.500 tấn vàng trong thập kỷ qua. Tính đến tháng 9/2021, tổng dự trữ vàng trên toàn cầu đạt khoảng 36.000 tấn, mức lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 15% so với một thập kỷ trước đó.

Giá trị của đồng USD so với vàng đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, do việc nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn đã tiếp tục thúc đẩy nguồn cung tiền tệ của Mỹ. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang bắt đầu thắt chặt các biện pháp kiểm soát đối với tín dụng, song các ngân hàng trung ương khác vẫn tiếp tục chuyển sang vàng, phản ánh những lo ngại toàn cầu về chế độ tiền tệ dựa trên đồng USD.

Ngân hàng trung ương Ba Lan (NBP) đã mua khoảng 100 tấn vàng trong năm 2019 và vẫn tiếp tục mua vào kim loại quý này. Hoạt động mua vàng của các nền kinh tế mới nổi đang diễn ra hết sức sôi động. Trong 9 tháng kể từ đầu năm 2021, Thái Lan đã mua khoảng 90 tấn vàng, Ấn Độ mua 70 tấn vàng và Brazil mua 60 tấn vàng.

Không giống như trái phiếu chính phủ Mỹ và các tài sản khác định giá bằng đồng USD, vàng không có lãi suất. Nhưng ngân hàng trung ương Hungary đã tăng gấp 3 lần lượng dự trữ vàng của mình, lên hơn 90 tấn vào mùa xuân năm ngoái vì kim loại này không có rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác.

Trước đây, các ngân hàng trung ương của Nga và một số quốc gia khác ít mua vàng với số lượng lớn. Tuy vậy, tình hình hiện nay đã thay đổi khi các ngân hàng này đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD. Gần đây, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi, vốn có xu hướng giảm giá trị đồng tiền của họ và các ngân hàng trung ương ở Đông Âu có quy mô kinh tế hạn chế, trở thành những nhà thu mua vàng đáng kể. Đối mặt với sự sụt giá liên tục của đồng nội tệ, Kazakhstan đã tăng mạnh tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối của họ.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương và các tổ chức công đã bắt đầu tăng lượng vàng dự trữ vào khoảng năm 2009 hiện lại có xu hướng bán vàng để tăng lượng nắm giữ tài sản bằng USD như trái phiếu Chính phủ Mỹ. Mỹ là nền kinh tế phát triển mạnh nhất vào những năm 1990 với tư cách là siêu cường duy nhất sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bởi vậy lợi nhuận tạo ra từ các tài sản tính bằng đồng USD rất hấp dẫn đối với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến dòng tiền chảy ra khỏi các kênh đầu tư, kể cả trái phiếu chính phủ Mỹ, dẫn đến giá trị tài sản bằng USD giảm. Nhà phân tích thị trường Itsuo Toyoshima cho biết, niềm tin vào tài sản định giá bằng đồng USD hiện đã “giảm sút”.

Cuộc khủng hoảng kéo theo sự sụt giảm lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ do làn sóng nới lỏng tiền tệ trên quy mô lớn, khiến việc nắm giữ các tài sản bằng đồng USD trở nên kém hiệu quả hơn. Nhà phân tích tài chính và kim loại quý Koichiro Kamei cho biết, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có sức mạnh tín dụng yếu và họ bắt đầu “bảo vệ tài sản của mình bằng vàng”.

Sự hiện diện của đồng USD trong dự trữ ngoại hối đang giảm xuống, trái ngược với sự gia tăng của vàng. Năm 2020, tổng giá trị của số lượng đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm. Sự suy giảm này một phần là do giá trị của đồng USD so với vàng cũng giảm trong dài hạn. Kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng vào năm 1971, giá trị của đồng tiền này đã giảm xuống khoảng 1/10 so với mức cũ vì nguồn cung USD đã tăng khoảng 30 lần trong 50 năm qua.

Fed đã tuyên bố ngân hàng này sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ siêu lỏng và dự kiến rằng sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022. Nhưng các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp tục chuyển sang dự trữ vàng thay vì USD.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
55 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
42 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
59 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.