Vật cản Trung Quốc tự tạo ra khi hướng tới tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ: Bỏ mặc những nhà đổi mới khi họ bị hàng loạt công ty ăn cắp ý tưởng!

30/01/2020 07:49
Việc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ không chỉ là nỗi lo của riêng phương Tây. Đây cũng chính là yếu tố khiến rất nhiều doanh nhân của nước này chùn bước khi triển khai những ý tưởng mới. Họ bị chính những "đồng nghiệp" trong nước "copy" ý tưởng.

Khi bong bóng dotcom gần như vỡ tung vào năm 1999, Yi Li đang làm việc cho JDS Uniphase - một công ty ở Thung lũng Silicon chuyên sản xuất sợi laser quang học. JDS từng là một công ty rất thành công, với vốn hoá lớn gấp đôi Apple ở thời điểm đó. Các nhà đầu tư yêu thích công ty này vì vai trò của họ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng internet. 

Tuy nhiên, khi sự bùng nổ chuyển thành sự sụp đổ, cổ phiếu của JDS "bốc hơi" 99,8%. Các nhân viên nắm giữ quyền chọn cổ phiếu - vốn là triệu phú "trên giấy tờ", đã mất tất cả chỉ sau 1 đêm. Li chia sẻ: "Tôi chao đảo vì bong bóng dotcom. Khi đó tôi còn quá trẻ, quá ngây thơ. Nhưng đó là một bài học bổ ích."

Đó là một bài học mà Li có thể ứng dụng hiệu quả khi trở lại Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi ông tiếp tục tạo ra vận may mà trước đó đã không thành với JDS, thì ông lại phát hiện ra những vấn đề mà các doanh nhân Trung Quốc đối mặt trong quá trình bảo vệ phát minh của họ, tại một quốc gia có quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa thực sự phổ biến. Những nỗ lực của ông để giữ quyền kiểm soát những phát minh của mình là một rào cản lớn đối với sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Vực dậy sau khủng hoảng, Li tự hỏi rằng tất số tiền đổ vào JDS đã đi đâu. Nó thực sự đã bốc hơi hay sao? Thực ra, ông tự quyết định rằng khoản tiền mất đi ấy là điều mà các nhà vật lý học gọi là "chuyển pha" - những công cụ vẫn còn đó, chỉ là được sắp xếp theo hình thức khác nhau. Số tiền đầu tư vào sản xuất thiết bị truyền thông đã khiến loại thiết bị đó trở nên rẻ hơn, khiến việc xây dựng mạng internet toàn cầu trở nên khả thi và sự phát triển của các công ty internet trong tương lai là điều có thể. 

Vật cản Trung Quốc tự tạo ra khi hướng tới tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ: Bỏ mặc những nhà đổi mới khi họ bị hàng loạt công ty ăn cắp ý tưởng! - Ảnh 1.

Ông đã đưa ra một luận điểm cho sự thành công trong tương lai: sau bất kỳ một khoản đầu tư quá lớn nào đó, sẽ luôn có cơ hội để hồi phục trên đống tro tàn, dưới dạng chuỗi cung ứng mới giá rẻ. Số tiền rót vào JDS đã "chảy" vào những công ty internet thế hệ tiếp theo mà cơ sở hạ tầng của họ đã giúp "sản sinh" ra Google, Amazon và eBay.

Nếu một quả bong bóng khác nổ tung, thì Li luôn ở tâm thế sẵn sàng. Đó là năm 2004, khi khoản đầu tư vào sản xuất bóng đèn led. Giá của thành phần cơ bản trong đó cũng gặp khủng hoảng. Li coi đó là cơ hội để phát triển một loại sản phẩm mới: máy chiếu laser dựa trên cùng chuỗi cung ứng đang sản xuất đèn led xanh giá rẻ. 

Ở thời điểm đó, máy chiếu rất cồng kềnh và đắt đỏ, bởi chúng cần 3 loại tia laser khác nhau, một loại để chiếu từng phần trong 3 màu cơ bản là đỏ, xanh dương và xanh lục. Nhưng chi phí của thành phần tạo ra laser xanh dương đã sụt giảm mạnh, còn xanh lục và đỏ vẫn đắt.

Li bắt đầu nghĩ cách chế tạo máy chiếu laser chỉ bằng ánh sáng xanh dương. Hầu hết các bóng đèn led giá rẻ đều hoạt động bằng cách chiếu ánh sáng xanh dương được tạo ra bởi một chất bán dẫn, thông qua bộ lọc lân quang hấp thụ nó, và phát ra lại ánh sáng đỏ và xanh lá ở đúng vị trí đó, do đó tạo ra ánh sáng trắng. Điều này cũng tương tự với laser, nhưng vì ánh sáng của loại này mạnh hơn 1.000 lần so với đèn led, nên bộ lọc phốt-pho có thể bị cháy ngay lập tức.

Li đã đưa ra một giải pháp hết sức đơn giản. Thay vì giữ bộ lọc không chuyển động trước ánh sáng laser xanh dương, ông để nó quay, một đĩa chứa phốt-pho - nếu liên tục di chuyển có thể cho ra ánh sáng đỏ và xanh lá, cũng như xanh dương, trong khi chỉ dựa vào nguồn laser xanh dương. Bộ lọc kéo sợt không hề bị cháy vì không có điểm nào phải hứng ánh sáng quá lâu. Từ đó, ông Li đã tìm ra cách khai thác chuỗi cung ứng đèn led xanh dương giá rẻ và chế tạo máy chiếu laser rẻ hơn 10 lần so với đối thủ.

Vật cản Trung Quốc tự tạo ra khi hướng tới tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ: Bỏ mặc những nhà đổi mới khi họ bị hàng loạt công ty ăn cắp ý tưởng! - Ảnh 2.

Máy chiếu của Appotronics.

Sau khi đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh, ông đã thành lập công ty điện tử Appotronics tại Thâm Quyến, ở gần với chuỗi cung dẫn đầu nhất có thể. Điều này giúp Li củng cố lợi thế đầu tiên của mình. Hệ thống chế tạo một chiếc máy chiếu laser hoàn toàn từ một diode xanh dương của ông rất đơn giản và dễ chế tạo, vì vậy ông cần đến bằng sáng chế để bảo vệ sáng kiến của mình. Nếu ông cố gắng giữ bí mật và chiếm lĩnh thị trường, thì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng sao chép các thiết bị đó.

Bản thiết kế này đã đạt được sự thành công trên toàn cầu. Nếu gần đây, bạn sử dụng một máy chiếu di động giá rẻ, mang lại hình ảnh chất lượng tốt đến ngạc nhiên, thì có thể đó là thiết kế của ông Li. Ông ước tính rằng Appotronics là công ty Trung Quốc duy nhất nắm giữ bằng sáng chế được nhấn mạnh là "sản phẩm gốc" tới hơn 400 lần, đó là một dấu hiệu cho thấy rất nhiều công ty đang sử dụng ý tưởng này. Apple, "ngọn hải đăng" cho sự đổi mới ở Thung lũng Silicon, chỉ có vài chục bằng sáng chế được nhấn mạnh thường xuyên như vậy. Nhưng việc Appotronics được đặt gần chuỗi cung ứng hàng đầu Trung Quốc như vậy cho thấy họ sẽ phát triển nhanh hơn nhiều đối thủ cạnh tranh khi xây dựng các phiên bản mới của sản phẩm.

Trong khi các chuỗi cung ứng thúc đẩy sự phát triển của công ty ông, thì hệ thống sở hữu trí tuệ (IP) lại gây cảm trở cho Li và công ty. Chính phủ Mỹ đã đưa ra một danh sách dài về những vấn đề đối với hệ thống của Trung Quốc, như trộm cắp bí mật thương mại, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và không cấp phép phần mềm, gây thất thoát 6,8 tỷ USD. 

Vấn đề của ông Li là giới hạn bồi thường cho những lần vi phạm bằng sáng chế. Ông cho biết mức đó quá thấp đối với hành vi ăn cấp. Năm nay, giới hạn được nâng lên từ 1 triệu CNY lên 5 triệu CNY nhưng vẫn không phải là quá lớn. Mức phạt trung bình ở Mỹ lại lên tới 2 triệu USD. Ông Li cho hay, ở Trung Quốc, lại chỉ là 80 nghìn CNY (11.300 USD), "họ đang khiến các công ty nản lòng khi thực hiện đổi mới".

Vật cản Trung Quốc tự tạo ra khi hướng tới tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ: Bỏ mặc những nhà đổi mới khi họ bị hàng loạt công ty ăn cắp ý tưởng! - Ảnh 3.

Nếu các công ty đưa hành vi vi phạm này ra toà, thì quá trình xử lý phải mất đến vài năm - tương đương với "tuổi đời" của một start-up non trẻ. Nhưng đó vẫn là sự tiến bộ, bởi Trung Quốc không hề có luật sáng chế cho tới năm 1985. Các toà án chuyên về xét xử các trường hợp liên quan đến IP bắt đầu thực hiện vào năm 2014. 

Dẫu vậy, sự thay đổi tích cực đó vẫn không thể thuyết phục phe "diều hâu" của Mỹ. Tuy nhiên, áp lực từ những nhà đổi mới trong nước như ông Li dường như đã tạo ra sự tiến bộ trong hệ thống IP của Trung Quốc, hơn là chiến tranh thương mại.

Điều này đặt ra một câu hỏi hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Hướng đi tốt nhất để một hệ thống Trung Quốc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là để cho trở nên sáng tạo hơn. Tuy nhiên, chính sự đổi mới cùng với việc khai thác tài nguyên hiệu quả lại là điều gây trở ngại cho Mỹ. 

Tập trung quá mức vào việc xử lý IP ở Trung Quốc cũng khiến họ không thực hiện được một số mục tiêu lớn hơn. Tiếp cận quyền sở hữu trí tuệ là chỉ là một khía cạnh của sự thành công trong phát triển công nghệ. Giá trị IP của ông Li rất nhạy cảm bởi thiết kế của ông khá đơn giản và không đòi hỏi phải có chuỗi cung ứng phức tạp để sản xuất. Danh mục bằng sáng chế là lợi thế lớn nhất mà ông có.

Khi các công nghệ ngày càng phức tạp hơn như phương tiện di chuyển, nhà máy hạt nhân hoặc các chất bán dẫn, thì những yếu tố khác còn đóng vai trò quan trọng hơn, đó là mối quan hệ với các nhà cung ứng, khả năng tiếp cận nguồn lao động giá rẻ và bí quyết sử dụng IP. Khi phương Tây đang lo ngại về sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc, thì họ nên nhớ rằng họ đang nắm giữ tiềm lực lớn ở những khu vực ít hữu hình hơn IP, đó là những lĩnh vực khó có thể lấy cắp. 

Tham khảo Economist

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
30 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
47 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
34 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.