Giá VLXD liên tục tăng nóng, đặc biệt giá thép, do mang tính chu kỳ toàn cầu thúc đẩy thị giá hàng loạt đơn vị trong ngành, song hành với tình chỉ số kinh doanh. Dù vậy, sự can thiệp từ Chính phủ các nước, đặc biệt Trung Quốc, lại đang khiến ngành thép đối mặt rủi ro giảm nhiệt sang nửa cuối năm 2021.
Theo quan điểm Chứng khoán Bản Việt tại báo cao mới nhất, kỳ vọng sự phục hồi của giá quặng sắt và giá thép sẽ giảm tốc vào nửa cuối năm 2021. Do đó, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép - bao gồm Hoà Phát (HPG) - sẽ giảm từ mức rất cao trong 6 tháng đầu năm 2021.
Đà tăng của giá thép tăng dẫn đến việc gia tăng biên lợi nhuận cho các nhà sản xuất thép trong nước trong 6 tháng đầu năm 2021, VCSC nhận định. Tuy nhiên, đơn vị này kỳ vọng diễn biến trên sẽ giảm dần vào nửa cuối năm 2021. Tương ứng, biên lợi nhuận giảm mạnh hơn dự kiến do giá thép điều chỉnh.
Nửa đầu năm qua, thị trường thép toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Mỹ đã đẩy giá thép lên mức cao nhất trong 13 năm. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) đã tăng vọt khoảng 40% kể từ cuối năm 2020 trong khi giá bán thép xây dựng của HPG tăng khoảng 15% trong quý 1/2021 so với quý 4/2020 và tiếp tục tăng vào tháng 4/2021 đạt 16,45 triệu đồng/tấn.
Riêng Hoà Phát, VCSC duy trì khuyến nghị khả quan đối với mã HPG dù thị giá đã tăng mạnh 46% trong 3 tháng qua. Nguyên nhân, giá thép cao kỷ lục hỗ trợ tăng trưởng mạnh trong năm 2021 và dự án Dung Quất GĐ 2 được triển khai.
VCSC cũng nâng dự báo lãi ròng năm 2021 của HPG thêm 36% lên 23.900 tỷ đồng (tăng 78%) chủ yếu do giả định giá bán trung bình (ASP) năm 2021 cao hơn đối với các sản phẩm thép nhờ giá thép tăng mạnh hơn dự kiến tính từ đầu năm đến nay. Do cả hàng hóa thượng nguồn (quặng sắt) và hạ nguồn (thép thành phẩm) đang duy trì đà tăng, VCSC kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ tiếp tục hưởng biên lợi nhuận cao.
Mặt khác, HPG đang được hưởng lợi từ việc Chính phủ tăng chi tiêu sau dịch Covid-19. Vị thế dẫn đầu của HPG với quy mô lớn và hiệu quả hoạt động đã được chứng minh - cùng với việc mở rộng công suất và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc phát triển Dung Quất GĐ 1 và đầu tư vào Dung Quất GĐ 2 - cho phép HPG nắm bắt được tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trong nước trong tương lai. Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS đạt 13% trong giai đoạn 2020-2025.
Trong đó, dự án Dung Quất GĐ 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Theo VCSC, dự án có tổng công suất 5,6 triệu tấn/năm (4,6 triệu tấn sản phẩm thép dẹt; 1 triệu tấn thép xây dựng chất lượng cao và các sản phẩm thép khác). Vốn XDCB cho dự án này được đề xuất ở mức 70.000 tỷ đồng.