VDSC: Đơn hàng xuất khẩu phục hồi sẽ dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển

17/08/2021 15:11
VDSC cũng đưa ra một số khuyến nghị về mã cố phiếu Gemadept (GMD) và Hải An (HAH) thuộc ngành cảng biển.

Tại báo cáo phân tích mới đây về ngành cảng biển, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết 6 tháng đầu năm 2021 giá trị luỹ kế của hàng hoá vận chuyển qua đường biển đạt 157 tỷ USD (+30%YoY) - tăng trưởng vượt trội hơn so với đường hàng không.

Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng xuất khẩu là máy móc, sản phẩm gỗ, giày dép. Trong khi đó, dệt may, hàng may mặc và thủy sản có tăng trưởng ở mức thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng của nhóm này được kỳ vọng sẽ tiến triển tốt hơn trong nửa cuối năm 2021 khi nền kinh tế của các đối tác thương mại chính phục hồi.

Ngoài ra, giải ngân FDI là điểm sáng trong nửa đầu năm khi duy trì tăng trưởng 6,8%; song những thách thức vẫn còn trong ngắn hạn khi làn sóng COVID-19 thứ 4 làm gián đoạn hoạt động kinh tế. VDSC đánh giá, hoạt động giao thương mạnh mẽ với việc gia tăng hàng hóa qua cảng sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng; đồng thời kỳ vọng về chiến dịch tiêm chủng toàn cầu sẽ củng cố triển vọng thương mại thế giới.

Do vậy, VDSC duy trì triển vọng lạc quan đối với ngành cảng biển. Cụ thể, VDSC dự báo tăng trưởng kinh tế cao của các nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ cho các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong tương lai. Bên cạnh đó, vai trò của cảng nước sâu trong hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng quan trọng, và trên thực tế, thị phần của các cảng nước sâu và số tuyến vận tải đường dài duy trì tăng tại Việt Nam.

VDSC: Đơn hàng xuất khẩu phục hồi sẽ dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển - Ảnh 1.

Bất chấp rủi ro ngắn hạn về gián đoạn sản lượng sản xuất, VDSC tin rằng tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số 15% trong năm 2021 và 14% trong năm 2022. Kịch bản này dựa trên kỳ vọng rằng tỷ lệ tiêm vaccine trong nước có thể tăng đáng kể trong những tháng tới, từ đó thúc đẩy triển vọng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

Về mảng vận tải container nội địa, VDSC cho rằng sản lượng container của các hãng tàu Việt Nam liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây, riêng trong nửa đầu 2021 đạt 4,4 triệu TEU, tăng 26% so với cùng kỳ. Theo đó, tăng trưởng sản lượng container vận tải được hỗ trợ bởi sự kỳ vọng các hoạt động sản xuất công nghiệp dần phục hồi. Về số chuyến tàu trong các tuyến dịch vụ chính trong nước 6 tháng đầu năm 2021, HAH, GLS, Tân Cảng và Gemadept (GMD) chiếm thị phần lớn nhất.

Tuy vậy, hiện đội tàu container Việt Nam có quy mô và tỷ trọng đóng góp vào tổng cơ cấu đội tàu của cả nước là khá nhỏ với tuổi đời già hơn nhiều so với trung bình thế giới. Các hãng tàu còn cạnh tranh về số tuyến và tần suất vận chuyển, bên cạnh các yếu tố giá cước và cung tải.

VDSC: Đơn hàng xuất khẩu phục hồi sẽ dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển - Ảnh 2.

Xuất phát từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành vận tải biển nội địa ở Việt Nam chịu tác động từ vấn đề khan hiếm container khiến giá thuê container tăng cao, dẫn đến giá cước tăng cao. Song, việc tăng giá cước này đã giúp biên lợi nhuận gộp của các hãng tàu năm 2021 phục hồi khi chi phí nhiên liệu ổn định hơn và các hãng tàu cũng đã tăng giá cước.

VDSC cũng đưa ra một số khuyến nghị về mã cổ phiếu Gemadept (GMD) và Hải An (HAH) thuộc ngành cảng biển.

Theo đó, về GMD, VDSC dự phóng LNTT sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 26% trong giai đoạn 2021-2015. Đặc biệt, khi vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu được củng cố, GMD sẽ được hưởng lợi với mạng lưới cảng biển rộng khắp, cộng thêm việc thoái vốn thành công GML và các mảng kinh doanh ngoài ngành sẽ là chất xúc tác tiềm năng trong ngắn hạn và dài hạn.

VDSC: Đơn hàng xuất khẩu phục hồi sẽ dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển - Ảnh 3.

Với HAH, báo cáo cho rằng sản lượng vận chuyển sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, giá cước vận chuyển cao hơn cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện sẽ dẫn đến LNST 6 tháng cuối năm 2021 tăng trưởng 285 tỷ đồng (+293% YoY) trước khi tăng 22% vào năm 2022. Việc sở hữu đội tàu container có tải trọng lớn nhất, cùng với tuyến vận tải nội địa rộng khắp và mô hình kinh doanh tích hợp cảng và kho bãi sẽ giúp HAH đảm dẫn đầu năng lực vận tải, duy trì sản lượng vận tải cao, từ đó đảm bảo lợi nhuận.

Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ ra một số rủi ro liên quan với biến động giá dầu và giá cước vận tải so với dự kiến; đồng thời là những sai khác về thời gian cho thuê tàu so với giả định.

VDSC: Đơn hàng xuất khẩu phục hồi sẽ dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua các cảng biển - Ảnh 4.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
6 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
6 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
7 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
8 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
8 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.