VDSC: “Dòng tiền nội đổ vào chứng khoán có thể hạn chế trong năm 2020”

31/12/2019 11:32
Kỳ vọng dòng tiền từ khối ngoại sẽ tích cực hơn trong năm 2020, nhưng VDSC cho rằng huy động tiền từ khối nội có thể gặp khó khăn khi mà các kênh đầu tư khác như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), vàng (14% YTD) hay bất động sản đều có lợi nhuận nhỉnh hơn VN-Index trong năm 2019.

Trong báo cáo chiến lược mới được công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng trong năm 2020, những kỳ vọng, khó khăn và rủi ro tiềm ẩn đối với TTCK Việt Nam không khác biệt nhiều so với năm 2019: kỳ vọng về tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa DNNN, về khả năng thăng hạng của thị trường. Nhiều khả năng sẽ không có những bước tiến đáng kể ở các sự kiện này.

VDSC đánh giá rủi ro lớn nhất vẫn đến từ diễn biến chính trị và bức tranh thương mại toàn cầu, hơn là các vấn đề nội tại trong nước. Dù vậy, NĐT đã "quen" với cả sự thất vọng đối với các kỳ vọng không được hiện thực hóa và với cả các biến động do rủi ro bên ngoài. Do đó, VDSC cho rằng tác động về mặt tâm lý thị trường là không lớn.

Điểm sáng lớn nhất là sự kiên trì của Chính phủ trong việc thực hiện các quyết sách nhằm ổn định vĩ mô và hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước phát triển. Điều này sẽ có lợi trong dài hạn cho Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Năm 2020, tăng trưởng lợi nhuận và EPS của các doanh nghiệp niêm yết dự báo sẽ phục hồi về mức hai chữ số, sau năm 2019 gần như đi ngang.

Trong bối cảnh dòng tiền dành cho kênh chứng khoán sẽ không còn dồi dào như giai đoạn cuối 2016 – đầu 2018, việc đầu tư cũng cần có sự chắt lọc kỹ càng hơn, hướng đến các doanh nghiệp có sự tăng trưởng thực chất từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. VDSC dự báo VN-Index có thể dao động trong vùng 950 – 1120 trong năm 2020.

Khối ngoại có thể mua ròng, dù không quá mạnh

VDSC cho rằng khả năng các nhà đầu tư ngoại đổ tiền vào thị trường mới nổi và cận biên là không thực sự cao. Tuy nhiên các nhà đầu ngoại sẽ đầu tư mang tính có chọn lọc và một vài thị trường có thể được ưa chuộng hơn phần còn lại.

Đối với TTCK Việt Nam, mặc dù khối ngoại liên tục mua ròng trong hai năm qua, phần lớn hoạt động mua ròng diễn ra thông qua giao dịch thỏa thuận. Trong khi đó, giao dịch khớp lệnh ghi nhận bán ròng, gây ảnh hưởng trực tiếp lên chỉ số VN-Index. Dù vậy, làn sóng bán ròng của khối ngoại trên sàn đã có phần chững lại khi mức độ bán ròng giảm mạnh từ hơn 16 nghìn tỷ trong năm 2018 xuống còn hơn 1 nghìn tỷ đồng trong 2019. Thậm chí, khối ngoại đã mua ròng mạnh với gần 3 nghìn tỷ đồng chỉ sau bốn tháng đầu năm 2019 và chỉ chuyển sang bán ròng do diễn biến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng.

Năm 2020, VDSC kỳ vọng hoạt động của khối ngoại trên sàn có thể tích cực hơn do 1) ETF chủ chốt có khả năng tiếp tục thu hút tiền từ Thái Lan và Hàn Quốc, 2) TTCK Việt Nam sẽ được nâng tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier 100 lên 30% khi Kuwait được chuyển sang rổ MSCI Emerging Market, 3) diễn biến Mỹ - Trung đã có những khởi sắc và 4) kỳ vọng các ETFs mới, dành cho cổ phiếu tài chính và cổ phiếu đã hết room ngoại, sẽ được ký duyệt vào đầu năm. Ngoài ra, nếu hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa có thể sôi động trở lại trong năm 2020, thị trường cũng có thể thu hút thêm tiền từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng quy mô sẽ không lớn như năm 2017.

Trong hai năm qua, E1VFVN30 và VNM US ETF là hai ETF hút tiền chính của thị trường. VDSC cho rằng khả năng cao E1VFVN30 ETF sẽ tiếp tục thu hút được dòng tiền từ hai nhà đầu tư chủ chốt là Thái Lan và Hàn Quốc do 1) lãi suất ở hai quốc gia này đang ở mức thấp sau khi Ngân hàng Trung Ương hai nước này thực hiện những đợt cắt giảm lãi suất trong năm qua và 2) diễn biến của các chỉ số chính cho thấy VNIndex (+8,3% YoY) đã mang lại lợi nhuận cao hơn trong năm qua so với KOSPI (+6,3% YoY) (Hàn Quốc) hay SET (+0,6% YoY) (Thái Lan).

Trong khi đó, VDSC ít kỳ vọng hơn từ dòng tiền của VNM US ETF khi mà S&P 500 (+26% YoY) đã có một năm tăng mạnh sẽ khiến cho sức hấp dẫn của các thị trường khác bị hạn chế. Các nhà đầu tư từ Châu Âu và Mỹ có thể có xu hướng đầu tư từ dưới lên (bottom-up approach) thay vì vào các ETF trong năm 2020.

Kuwait gần như chắc chắn sẽ được chuyển sang rổ MSCI Emerging Market Index trong tháng 5/ 2020. Với việc tỷ trọng của Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Market 100 Index chỉ khoảng 12,3% hiện nay, khả năng tỷ trọng Việt Nam trong rổ này sẽ được nâng lên 30%, theo tính toán của MSCI. Khi đó, quỹ Ishare MSCI Frontier 100 ETF có thể mua vào gần 2 nghìn tỷ. Không chỉ thế, tỷ trọng của Việt Nam trong rổ MSCI cận biên cũng sẽ được nâng lên đáng kể cuối tháng Năm. Hiện nay vẫn chưa có quỹ ETF nào mô phỏng bộ chỉ số này. Tuy nhiên, có một số quỹ cận biên đang so sánh với MSCI cận biên, do đó VDSC cho rằng các quỹ hoàn toàn có thể mua có chọn lọc các cổ phiếu lớn và có thanh khoản của Việt Nam.

Thêm vào đó, mặc dù các bất đồng cốt lõi giữa Mỹ - Trung chưa được giải quyết, thỏa thuận giai đoạn I đã xoa dịu những rủi ro so với thời gian trước đó.

Trong nước, các bộ chỉ số mới như VNDiamond, VNFin Select và VNFin Lead đã được ban hành từ tháng 11 và VDSC kỳ vọng các ETFs mô phỏng các bộ chỉ số này sẽ được ký duyệt trong 1H2020. Mới đây Công ty Quản lý quỹ SSIAM đã được ký duyệt ETF SSIAM VNFIN LEAD và sẽ dự kiến thực hiện IPO từ 24/12/2019 đến ngày 15/01/2020 với quy mô dự kiến là 25 -30 triệu đô.

Dòng tiền trong nước vẫn hạn hẹp

Kỳ vọng dòng tiền từ khối ngoại sẽ tích cực hơn trong năm 2020, nhưng VDSC cho rằng huy động tiền từ khối nội có thể gặp khó khăn khi mà các kênh đầu tư khác như trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), vàng (14% YTD) hay bất động sản đều có lợi nhuận nhỉnh hơn VN-Index trong năm 2019.

Ngoài ra, mặc dù Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất các kỳ hạn ngắn là một điểm tích cực để thị trường có thể thu hút dòng tiền từ kênh tiền gửi ngân hàng, lãi suất huy động các kỳ hạn dài (trên 1 năm) vẫn đang ở mức cao.

Ngược lại, điểm tích cực để thu hút dòng tiền nội năm 2020 là tăng trưởng lợi nhuận cao và hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa hồi phục.

Tin mới

[Trên Ghế 46] Tìm mua xe cho sếp, trợ lý được gợi ý VinFast VF 9, lý do được chuyên gia đưa ra là gì?
2 giờ trước
VinFast VF 9 được chuyên gia Đoàn Anh Dũng đánh giá phù hợp với những khách hàng tìm kiếm trải nghiệm xe điện cao cấp với nhiều tiện nghi nội thất.
Mac mini 2024 “Made in Vietnam” của Apple chuẩn bị lên kệ tại Việt Nam
3 giờ trước
Mac mini 2024 chính thức lên kệ tại Việt Nam với giá khởi điểm từ 14,9 triệu đồng. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người dùng muốn trải nghiệm hệ điều hành macOS với chi phí không thể tốt hơn.
Thông tin quan trọng về số phận bằng lái ô tô hạng B1, B2
4 giờ trước
Đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM khẳng định những giấy phép lái xe đang sử dụng hiện nay, kể các giấy phép lái xe trước năm 1995 có giá trị không thời hạn thì đều sử dụng được sau ngày 1/1/2025.
Xe ga của Honda ra mắt phiên bản chạy điện hoàn toàn mới: chạy 102 km/lần sạc, dễ thay Vision nếu về Việt Nam
4 giờ trước
Mẫu xe ga điện mới của Honda có giá dự kiến hơn 30 triệu đồng.
Chiếc bếp từ đẳng cấp nhà giàu: Giá 152 triệu, đun sôi nước chỉ trong 40 giây!
4 giờ trước
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2024 diễn ra vào tháng 1, Impulse Labs đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ khi giới thiệu mẫu bếp từ tích hợp pin đầu tiên trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.