VDSC: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng đến cuối năm 2022, đặc biệt với DN xuất được sang châu Âu như Lộc Trời, Trung An

11/07/2022 06:45
Trong tháng 6/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam là 493 USD/tấn - tăng 2,3% so với tháng trước. VDSC cho rằng các nhà sản xuất gạo Việt Nam đã không tăng giá bán để thu hút thêm khách hàng. Trong nửa đầu năm, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt 3,5 triệu tấn (tăng 16% so với cùng kỳ) và 1,6 tỷ USD, tăng 6%.

Sau đợt tăng mạnh, giá gạo toàn cầu quay đầu giảm trong tháng 6/2022 sau khi Ấn Độ thông báo sản lượng gạo của nước này sẽ tăng nhờ vào đợt gió mùa trong nửa cuối năm. Dù vậy, giá gạo vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Ghi nhận, giá gạo thế giới ngày 4/7/2022 là 16,1 USD/cwt, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng rằng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, khi nhu cầu gạo từ Philippines ngày càng tăng, cùng với nhu cầu nhập khẩu trở lại từ Trung Quốc. VDSC cũng cho rằng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất gạo Việt Nam sẽ cải thiện nhờ xu hướng giảm giá phân bón sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Từ đầu năm 2022, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, hậu quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng giữa Nga-Ukraine và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dân trên toàn thế giới. Hơn nữa, sự gia tăng mạnh mẽ của giá lúa mì trong giai đoạn tháng 6/2020 và tháng 5/2022 đã dẫn đến xu hướng sử dụng một số thực phẩm bằng gạo có giá thành rẻ hơn để thay thế lúa mì. Do đó, nhu cầu gạo toàn cầu đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.

VDSC: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng đến cuối năm 2022, đặc biệt với DN xuất được sang châu Âu như Lộc Trời, Trung An - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất gạo Việt Nam đã không tăng giá bán để thu hút thêm khách hàng

Cùng với chi phí đầu vào (ví dụ như phân bón) tăng mạnh, giá gạo thế giới tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm 2022 sau khi tăng mạnh trong giai đoạn tháng 8/2020 và 12/2021. Mặc dù giá gạo toàn cầu điều chỉnh giảm trong tháng 6/2022; song với Việt Nam (nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới) giá xuất khẩu gạo trung bình đã di chuyển theo hướng ngược lại so với giá toàn cầu.

Trong tháng 6/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam là 493 USD/tấn - tăng 2,3% so với tháng trước. VDSC cho rằng các nhà sản xuất gạo Việt Nam đã không tăng giá bán để thu hút thêm khách hàng. Trong nửa đầu năm, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt 3,5 triệu tấn (tăng 16% so với cùng kỳ) và 1,6 tỷ USD, tăng 6%.

VDSC kỳ vọng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng dựa trên ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu từ Philippines - nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 43,6% tổng giá trị xuất khẩu trong 5T2022 - được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Tiêu thụ gạo ở Philippines đang tăng do giá lúa mì tăng cao. Bên cạnh đó, sản lượng gạo sản xuất của Phillippines được dự báo đi ngang (tăng 2% so với cùng kỳ theo dự báo của USDA) đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Do đó, Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo vào Phillippines trong giai đoạn 2021-2022, sẽ được hưởng lợi.

Thứ hai, Trung Quốc - nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 15% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022 - dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu. Trong 5 tháng qua, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 19,5% cả về sản lượng và giá trị do chính sách Zero-Covid của nước này.

Mặc dù chính sách này chưa được dỡ bỏ, VDSC kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo ngày càng nhiều trong giai đoạn nửa cuối năm. Nguyên nhân chính là do các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã gây ra gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp vụ xuân, do đó thúc đẩy nhập khẩu gạo và ngô.

VDSC: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng đến cuối năm 2022, đặc biệt với DN xuất được sang châu Âu như Lộc Trời, Trung An - Ảnh 2.

Cơ hội lớn cho DN xuất được sang châu Âu như Lộc Trời, Trung An

Cuối cùng, xuất khẩu gạo sang châu Âu dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm. Mặc dù nhập khẩu gạo từ EU chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022, nhưng có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn để vào thị trường này.

VDSC cũng nhấn mạnh cơ hội đối với công ty được xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu như Tập đoàn Lộc Trời (LTG) hay CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành.

Mới đây, Lộc Trời (LTG) vừa tiếp tục có ký kết thỏa thuận hợp tác với với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang (Sở NN&PTNN Kiên Giang) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MB bank) về việc phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, ước tính tổng trị giá của việc hợp tác này lên tới 12.000 tỷ đồng/năm, cho tới 31/12/2024.

Mục tiêu mở rộng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất để tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông dân. Theo đó, Sở NN&PTNT Kiên Giang sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh để cùng với LTG xây dựng kế hoạch hàng năm và phát triển vùng nguyên liệu lên tới 300.000ha trên địa bàn tỉnh.

VDSC: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng đến cuối năm 2022, đặc biệt với DN xuất được sang châu Âu như Lộc Trời, Trung An - Ảnh 3.
https://cafef.vn/vdsc-san-luong-gao-xuat-khau-cua-viet-nam-se-con-tang-den-cuoi-nam-2022-dac-biet-voi-dn-xuat-duoc-sang-chau-au-nhu-loc-troi-trung-an-20220710190535783.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.