Về lâu dài, nên cấm phân lô bán, tách thửa

08/05/2022 10:37
Động thái siết phân lô, tách thửa của một số địa phương là cảnh tỉnh để người dân không có tâm lý đi thu gom, mua đất nhỏ lẻ mà không quan tâm đến quy hoạch.

Nhiều người đặt câu hỏi, liệu cấm phân lô tách thửa có giảm được sốt đất lặp đi lặp lại ở các giai đoạn. Dù được nhận định, giải pháp này chỉ là tình thế,  khó ngăn được sốt đất triệt để nhưng các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, nên cấm phân lô, tách thửa.

Trước tình trạng phân lô tràn lan, ảnh hưởng thị trường BĐS, nhiều tỉnh, thành đã "siết" điều kiện phân lô, tách thửa nhằm kiểm soát tình trạng sốt đất.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã yêu cầu kiểm tra, báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ 1/1/2017 đến hết 31/1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2 bao gồm: thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất đã được ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trước đó, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ra công văn khẩn tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp và tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn.

Tương tự, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân, nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô bán nền tràn lan trên địa bàn…

Về lâu dài, nên cấm phân lô bán, tách thửa - Ảnh 1.

Thời gian qua, nhà đầu tư đổ xô đi mua đất nhỏ lẻ rồi tự phân lô bán tại một số khu vực ở huyện đang chuẩn bị lên quận - nơi có giá đất biến động rất lớn. Tuy nhiên, nếu đầu tư mà không căn cứ theo quy hoạch thì có thể mất trắng khi khu vực đó mở đường hoặc phát triển các công trình công cộng, rủi ro rất cao. Chính vì vậy, động thái siết phân lô, tách thửa là cảnh tỉnh để người dân không có tâm lý đi thu gom, mua đất nhỏ lẻ mà không quan tâm đến quy hoạch.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, việc siết chặt phân lô, tách thửa chỉ là biện pháp tình thế, ngắn hạn để kiểm soát tình hình, không nên lạm dụng mệnh lệnh hành chính trong quản lý nhà nước với tư duy không quản được thì cấm. Mà về lâu dài, ở mỗi địa phương cần thiết phải làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn rồi công khai để người dân biết. Việc sử dụng đất vào mục đích nhà ở, bất động sản công nghiệp, du lịch, dịch vụ… cần đưa vào kế hoạch, quy hoạch dài hạn, có dự án bài bản để tạo ra sản phẩm bất động sản chính thống thay vì "hàng lậu.

Theo ông Đính, việc siết quy định phân lô tách thửa như Hà Nội và một số địa phương đang làm sẽ kéo giảm tình trạng nhộn nhịp mua bán đất phân lô, tách thửa. Trước mắt, động thái này sẽ hạ nhiệt được cơn khát đất của giới đầu cơ.

Theo các chuyên gia, về lâu dài cần phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về việc phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm tối đa về việc quản lý các dự án phân lô, bán nền. Cùng đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đặc biệt, cần ban hành một quy định chung có tiêu chí rõ rằng về việc đất đai phân lô, bán nền phải đáp ứng. Cấp nào phê duyệt, quản lý thì căn cứ vào tiêu chí đã được ban hành và quy hoạch của từng địa phương.

Chia sẻ trên báo chí, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, về lâu dài, nên cấm phân lô tách thửa bán nền. Cách thức này chỉ nên sử dụng ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường. Phân lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng, phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn. Còn về lâu dài, nếu tiếp diễn tình trạng này sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.

Theo GS Võ, sau luật Đất đai 2003, đã có quy định dưới luật siết cấm phân lô bán nền hoàn toàn ở khu vực đô thị, phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng sau đó vài năm, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn, nông thôn. Đến luật Đất đai 2013 thì cho phép phân lô bán nền ngay trong trung tâm TP. Điều này là không hợp lý nên cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ. Đất sốt đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho biết, luật Đất đai 2003 và 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở. Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa đất ở tại nông thôn và tách thửa đất ở tại đô thị. Tuy nhiên, Nghị định 43 lại quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… từ đó có thể dẫn đến tình trạng các nhà đầu cơ lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị. HOREA đã đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định này vì không phù hợp với pháp luật Đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát.

Theo các chuyên gia, việc phân lô, tách thửa thường diễn ra manh mún, tự phát, không theo quy hoạch dễ dẫn đến làm khó cho triển khai đồng bộ hạ tầng xã hội nên cần thiết phải siết chặt.

https://cafef.vn/ve-lau-dai-nen-cam-phan-lo-ban-tach-thua-20220507221027309.chn

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
2 giờ trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
3 giờ trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
3 giờ trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
3 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
3 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
4 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.
SUV hạng B giá dưới 600 triệu tại Việt Nam: Đủ loại thương hiệu Nhật, Hàn, Trung, rẻ hơn xe hạng A
4 giờ trước
Giá khởi điểm của nhiều mẫu xe hạng B như Xforce, Creta, Seltos và cả C5 mới ra mắt đều chưa đến 600 triệu đồng, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng tiếp cận phân khúc xe này hơn.
[Trên Ghế 45] Cha đẻ VinFast VF 7 bằng gỗ: Chi phí hết 100 triệu nhưng không đắt bằng chất xám và công sức 12 tiếng/ngày trong hơn 2 tháng
6 giờ trước
Chiếc VinFast VF 7 bằng gỗ được anh Trương Văn Đạo cùng các cộng sự chế tạo chỉ trong 65 ngày.
Omoda C5 chính thức chào sân thị trường Việt Nam: Đấu Kia Seltos, Hyundai Creta bằng giá từ 589 triệu
11 giờ trước
Mẫu SUV cỡ B+ này sẽ chính thức bàn giao ngay trong tháng 11 với 2 phiên bản là Premium và Flagship.