"Ve sầu thoát xác": Chiến lược đơn giản giúp hãng thời trang 70 năm tuổi của Áo vượt qua cơn đại khủng hoảng Covid-19

05/04/2020 13:49
Wolford - hãng thời trang nổi tiếng có trụ sở chính tại hai quốc gia: Italy và Áo, đã thành công trong việc thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất từ đồ thời trang sang khẩu trang trong nỗ lực hỗ trợ toàn cầu chống lại sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra.

Hành trình của "kẻ đi đầu" trong làng thời trang thế giới

Năm 1949, nhà kinh tế học Reinhold Wolff đến từ Vorarlberg và doanh nhân bán lẻ Walter Palmers đến từ Vienna đã bắt tay thành lập công ty Wolff & Co. KG có trụ sở đặt tại Bregenz, Lake Constance nước Áo. Mặc dù sở hữu công nghệ nhuộm và máy đúc tiên tiến, ban đầu công ty này chỉ sản xuất vớ (bít tất) từ nylon khi nylon mới được ra mắt lần đầu ở châu Âu.

Trải qua 6 thập kỷ sau đó, công ty đã từng bước phát triển trở thành nhãn hiệu thời trang cao cấp, được ưa chuộng trên toàn thế giới với đa dạng danh mục sản phẩm từ quần áo, đồ lót, đồ bơi đến thắt lưng.

Những năm 1980, Wolford thực hiện ý tưởng của các nhà thiết kế nổi tiếng khi đó trong việc sản xuất ra những bộ đồ thời trang vốn chỉ xuất hiện trên sàn diễn catwalk trước đây. Đến thập niên 90, các sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng ra đời với các thương hiệu thay đổi theo mùa như Kenzo, Emilio Pucci tới Valentino.

Năm 1995, Wolford bắt đầu xuất hiện trên thị trường chứng khoán Vienna và Milan. Khi đó, công ty có 14 chi nhánh trên toàn thế giới và sản phẩm Wolford được phân phối tại các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại ở hơn 65 quốc gia.

Ve sầu thoát xác: Chiến lược đơn giản giúp hãng thời trang 70 năm tuổi của Áo vượt qua cơn đại khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 1.

Cửa hàng trưng bày sản phẩm của Wolford tại trụ sở Bregenz

Trên hành trình trở thành thương hiệu thời trang xa xỉ, Wolford đã chứng minh được lợi thế tiên phong trong làng thời trang thế giới.

Đầu năm 1953, khi những đôi tất đầu tiên làm từ nylon được tung ra thị trường, người ta đã rất ngạc nhiên về Wolford. Những năm sau đó, việc sản xuất của Wolford càng được mở rộng khi công ty này mua lại một nhà máy dệt kim khép kín. Và cho tới khi những đôi vớ liền mảnh ra đời, Wolford đã gây được tiếng vang lớn trong làng thời trang. Đến nay, những đôi vớ liền mảnh vẫn là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của hãng thời trang tên tuổi này.

"Là một thương hiệu thời trang lâu năm, chúng tôi luôn chú trọng tập trung vào chất lượng sản phẩm và dây chuyển sản xuất tiên tiến. Tất cả mọi khâu đều được ưu tiên tuyệt đối, từ mua nguyên liệu, sản xuất cho tới phân phối", Holger Dahmen – CEO của Wolford cho biết.

Tháng 2/2010, Wolford đã mua thêm các container di động đặt tại trụ sở chính ở Bregenz để cất giữ sản phẩm dệt giữa các giai đoạn đơn lẻ trước khi hoàn thành. Các container này đều có khoá chống trộm và các sản phẩm trước khi đưa vào đều được bọc giấy bạc cẩn thận nhằm chống bụi bẩn.

Các công đoạn sản xuất của Wolford luôn được đảm bảo nghiêm ngặt và chính xác tới từng đường kim mũi chỉ. Chẳng hạn, sản xuất một đôi tất cần trải qua 16 quy trình đầy đủ, đối với quần áo là 25 quy trình và 45 quy trình với đồ bơi. Thời gian may một đôi tất tiêu chuẩn chỉ kéo dài từ 4 đến 5 phút, nhưng nó đòi hỏi chuẩn xác 35 mũi khâu trên một centimet. Các sản phẩm này sau đó sẽ được mang đi giặt và bắt đầu quá trình nhuộm. Tất cả được đảm bảo những sợi vải tốt nhất mới vượt qua bài kiểm tra chất lượng của Wolford.

Ve sầu thoát xác: Chiến lược thay đổi để tồn tại

Kể từ đầu tháng 3 năm 2020, khi dịch Covid-19 đã lan rộng trên toàn châu Âu trong đó có Italy và Áo. Thậm chí, Italy còn trở thành khu vực chết chóc với tỷ lệ tử vọng cao nhất toàn cầu. Ngay lập tức, Wolford đã thay đổi chiến lược kinh doanh: toàn bộ dây chuyền sản xuất tập trung hết tốc lực để sản xuất khẩu trang cho toàn bộ nhân viên công ty và khách hàng ở các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Khẩu trang Wolford được may từ vải hai lớp, thoáng khí, chất lượng cao giúp cho khách hàng có thể hít thở bình thường khi đeo; đồng thời có lớp phủ chống thoát nước để đảm bảo vừa che phủ mặt tránh virus vừa giữ độ ẩm cho da mặt.

Công ty này đã sử dụng các vật liệu chất lượng cao với kỹ thuật may tiên tiến nhằm sản xuất ra một loại khẩu trang phi y tế với những tính năng ưu việt như: rãnh nằm ngang mũi với dây nhôm mỏng bên trong được điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân, dây đeo siêu mỏng và có tính đàn hồi cao nhằm giữ cho khẩu trang không bị tuột khi di chuyển. Những chiếc khẩu trang này cũng dễ giặt nên hoàn toàn có thể tái sử dụng cho những lần tiếp theo.

Ve sầu thoát xác: Chiến lược đơn giản giúp hãng thời trang 70 năm tuổi của Áo vượt qua cơn đại khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 2.

Theo đại diện hãng thời trang này cho biết, một lượng lớn khẩu trang ban đầu được sản xuất ra nhằm mục đích tặng miễn phí cho toàn bộ nhân viên ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên khắp Italy và Áo. Trong khi đó, một số lượng ít hơn sẽ được rao bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trên toàn thế giới.

"Một phần doanh thu từ việc bán khẩu trang sẽ được dùng để bù đắp chi phí sản xuất và vận chuyển. Phần còn lại chúng tôi sẽ đóng góp cho các hoạt động từ thiện trong nỗ lực ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của Covid-19", vị đại diện này chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, Wolford cũng gia nhập Hiệp hội các doanh nghiệp dệt may Vorarlberg tại Áo trong chiến dịch sản xuất 200.000 khẩu trang y tế sử dụng tại các bệnh viện và phòng khám trên khắp nước Áo.

Hãng thời trang này tập trung vào việc nâng cao dây chuyền sản xuất, với công suất khoảng 8.000 chiếc khẩu trang chất lượng cao mỗi ngày. Bên cạnh đó, họ còn sản xuất hai khẩu trang y tế với tên gọi FFP2 và FFP3 nhằm hỗ trợ các bệnh viện và trung tâm y tế tại Vienna – thủ đô nước Áo.

Wolford cũng tham gia vào Chiến dịch toàn cầu chống lại Covid-19 của Tập đoàn Fosun (Trung Quốc). Tập đoàn này cũng hỗ trợ nhiều nguồn lực và vật tư thiết bị y tế cho các quốc gia trên thế giới bao gồm Ý, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp…

Trong một bài phát biểu mới đây, Silvia Azzali – Giám đốc phụ trách thương mại của Wolford cho biết "Đây chỉ là một phần nhỏ mà chúng tôi có thể đóng góp cho môi trường và xã hội. Chúng tôi rất vui mừng khi có thể hỗ trợ cho lực lượng y tế tại Italy và Áo. Đó là hai ngôi nhà thân thiết của chúng tôi, trụ sở của Wolford đặt tại đó và nhân viên của chúng tôi cũng sống tại đó".

Ngày 23/03 vừa qua, chương trình viện trợ thứ 5 trong Chiến dịch toàn cầu chống lại Covid-19 của Wolford đã gửi đi 25.000 khẩu trang và các thiết bị y tế tới Milan và sau đó được vận chuyển trực tiếp tới 8 bệnh viện lớn - nơi có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhất ở Italy.

Ve sầu thoát xác: Chiến lược đơn giản giúp hãng thời trang 70 năm tuổi của Áo vượt qua cơn đại khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 3.

Tin mới

Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
3 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
2 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
2 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.
Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
2 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Yêu cầu xử lý nghiêm quảng cáo 'nổ' Nutri Brain IQ chữa tự kỷ
2 giờ trước
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sản phẩm Nutri Brain IQ.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
27 phút trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
3 giờ trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
19 giờ trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
1 ngày trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.