Nếu xét về thâm niên hoạt động thì NTP có mặt từ năm 1960, trong khi BMP chỉ mới thành lập từ năm 1997. Sản phẩm chủ lực của BMP và NTP khá tương đồng với các sản phẩm từ nhựa PVC dùng trong xây dựng và dân dụng, kế đến là các dòng sản phầm HDPE và PPR.
Do thị phần lớn hơn nên doanh thu của NTP luôn nhỉnh hơn BMP tuy nhiên có thể thấy cuộc rượt đuổi về doanh thu giữa hai doanh nghiệp ngành nhựa này đang giảm dần khoảng cách, nếu như năm 2020 doanh thu của NTP hơn vài trăm tỷ đồng doanh thu của BMP thì sau 10 năm đến năm 2020 khoảng cách chỉ còn vài chục tỷ đồng.
Theo lý giải của giới đầu tư, nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch biệt này chính là chính sách bán hàng tương đối khác nhau giữa hai doanh nghiệp. Chẳng hạn, NTP có chính sách hỗ trợ đại lý và kênh phân phối thông qua việc gia tăng chiết khấu nhằm giữ vững thị phần khiến cho chí tăng cao. Ngược lạị, BMP lại theo đuổi chính sách nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng thông qua các đại lý, cửa hàng bằng các chương trình khác như tổ chức hội nghị cửa hàng cho đại lý, thay vì chạy theo cuộc đua tăng mức chiết khấu như NTP nên đòn bẩy tài chính thấp.
Mặc dù doanh thu của Nhựa Tiền Phong luôn duy trì ở mức cao nhưng không đồng nghĩa với lợi nhuận tương ứng. Có thể thấy kể từ năm 2011 trở đi, lợi nhuận của Nhựa Bình Minh đã bứt phá vượt lên trên so với Nhựa Tiền Phong. Việc tốc độ tăng trưởng doanh thu của Nhựa Tiền Phong chững lại kể từ năm 2011 trong khi Nhựa Bình Minh vẫn duy trì tốt tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là một trong những lý do tạo ra sự thay đổi về lợi nhuận của 2 doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, khi xét tới yếu tố tỷ suất lãi gộp, Nhựa Tiền Phong luôn đạt mức cao hơn so với Bình Minh mặc dù 2 doanh nghiệp sản xuất cùng ngành kinh doanh, nguyên liệu đầu vào cơ bản giống nhau. Điều này cho thấy giá vốn hàng bán không phải yếu tố tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận giữa 2 doanh nghiệp này mà đến từ các yếu tố khác.
Có thể thấy, chi phí quản lý, bán hàng của Nhựa Tiền Phong thường xuyên ở mức khá cao, thậm chí có những năm lên tới hơn 20% trên doanh thu thuần. Một phần lý do là việc Tiền Phong duy trì chính sách chiết khấu cao hơn đối thủ để đạt mục tiêu tăng trưởng thị phần và chính điều này đã tác động mạnh tới lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong.
Ngược lại, Bình Minh quản lý chi phí khá tốt, chi phí bán hàng, quản lý thường chỉ chiếm 5-7% trên doanh thu thuần. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2014, chi phí quản lý, bán hàng của Bình Minh cũng tăng lên so với những năm trước do áp lực cạnh tranh từ các đối thủ.
Ngoài ra, chi phí lãi vay của Nhựa Tiền Phong luôn ở mức cao, thậm chí đã vượt ngưỡng 100 tỷ đồng trong các năm 2018 và 2019 trong khi chí phí lãi vay của Bình Minh là khá thấp cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận Nhựa Tiền Phong vẫn luôn thấp hơn Bình Minh.