Vị chủ tịch đầy tai tiếng thoái vị, đâu là "kỷ nguyên" mới cho Korean Air?

30/03/2019 11:30
Sự kiện hy hữu Vị Chủ tịch của Korean Air – Cho Yang-ho buộc phải từ chức, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử các tập đoàn của nước này. Được biết, ông hiện đang nắm giữ khoảng 32% cổ phần của hãng hàng không "cờ đầu" của Hàn Quốc.

Chủ tịch Cho Yang-ho bị "hất" khỏi hội đồng quản trị

Dấu chấm hết cho "chiếc ghế vàng" của ông Cho trong hội đồng quản trị, ở thời điểm hiện tại, tạo nên một làn sóng dư luận "chưa từng có" trong truyền thông xứ Hàn. Theo báo cáo, 64,1% cổ đông của Korean Air đã bỏ phiếu cho việc tái bổ nhiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng không thể "cứu vãn" chiếc ghế trong hội đồng của ông Cho, bởi ngưỡng 2/3 phiếu thuận của cổ đông tham dự là tối thiểu để có thể "tái đắc cử" trong nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo.

Vị chủ tịch đầy tai tiếng thoái vị, đâu là kỷ nguyên mới cho Korean Air? - Ảnh 1.

Ông Cho Yang-ho.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Quỹ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc NPS – "nhà đầu tư" lớn thứ ba trên thế giới nắm giữ quản lý khối tài sản khổng lồ trị giá 644 nghìn tỷ Won (tương đương 575 tỷ đô la), đồng thời là cổ đông lớn thứ hai của Korean Air – công khai tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại ông Cho. NPS cho rằng những "vết nhơ" trong quá khứ của vị Chủ tịch sẽ "làm tổn hại giá trị doanh nghiệp và quyền của các cổ đông".

Những tai tiếng về gia đình

Những năm gần đây, gia đình ông Cho đang nằm trong diện điều tra khi là đối tượng của nhiều cuộc điều tra hình sự với cáo buộc từ tấn công, biển thủ cho đến buôn lậu hàng hóa xa xỉ. Hiện nay, ông Cho cũng đang hầu tòa vì biển thủ hơn 20 tỷ won (tương đương 18 triệu đô la) và thiếu minh bạch và công bằng khi "trao" hợp đồng không công bằng cho các công ty do các thành viên gia đình ông kiểm soát.

Gia đình tai tiếng của vị chủ tịch từng là tâm điểm phẫn nộ của dư luận không chỉ xứ Hàn mà trên khắp thế giới. "Cơn thịnh nộ hạt mắc-ca" và "Cơn thịnh nộ cốc nước" là hai "biệt danh" được truyền thông xứ Hàn đặc biệt dành tặng hai cô con gái "rượu" của ông Cho. 

Chị cả Cho Hyun-ah, người đã trở thành "hiện tượng" toàn cầu cách đây 5 năm vì đã đuổi một tiếp viên khỏi máy bay vì người này đưa túi hạt mắc-ca thay vì đổ ra đĩa. Cô này đã phải từ bỏ chức vụ ở Korean Air, sau đó bị kết án tù vì đe dọa an toàn bay và câu kết với các lãnh đạo công ty ép tiếp viên đưa ra lời khai gian dối. 

Năm ngoái, em gái của cô, Cho Hyun-min, đã bị buộc tội ném cốc nước vào mặt một giám đốc marketing trong một cuộc họp kinh doanh khi người này trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi. Tuy nhiên, do nạn nhân không muốn buộc tội nên cô này thoát tội cản trở hoạt động kinh doanh.

Vị chủ tịch đầy tai tiếng thoái vị, đâu là kỷ nguyên mới cho Korean Air? - Ảnh 2.

Cho Huyn-ah cúi đầu xin lỗi trước truyền thông.

Vợ ông Cho, bà Lee Myung-hee, đã bị cảnh sát thẩm vấn nhiều lần về các cáo buộc tấn công nhân viên của mình, bao gồm chửi bới, đá, tát và thậm chí ném một chiếc kéo. Ông Cho đã nhận án tù treo vì trốn thuế năm 2000 và đang chờ một phiên tòa riêng với cáo buộc sử dụng 30 tỷ won tiền của công ty để cải tạo nhà riêng của mình.

Vào tháng 7 năm 2018, NPS cho biết họ sẽ áp dụng một bộ nguyên tắc hoặc hướng dẫn để các nhà đầu tư tổ chức tham gia quản trị doanh nghiệp, nhờ đó thúc đẩy lợi ích của các cổ đông.

Liệu một kỷ nguyên mới của Korean Air có đến?

Một phát ngôn viên hãng Korean Air cho biết, mặc dù hội đồng quản trị không còn "đón nhận" ông Cho, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông đã đánh mất vị trí chủ tịch và quyền điều hành. "Quyết định của ông vẫn còn hiệu lực, trừ những vấn đề yêu cầu sự thông của của các thành viên hội đồng quản trị". Việc bổ nhiệm các thành viên trong hội đồng và quyết định những khoản đầu tư trọng yếu là một trong những vấn đề trọng tâm thuộc quyền lực của hội đồng quản trị.

Con trai ông, ông Cho Won-tae, được "mặc nhiên" thừa nhận như một "người kế vị sáng giá" cho cha. Ông Cho Won-tae hiện cũng là một trong những thành viên hội đồng quản trị.

Vị chủ tịch đầy tai tiếng thoái vị, đâu là kỷ nguyên mới cho Korean Air? - Ảnh 3.

Cho Won-tae.

Park Chang-jin, một nhân viên của Korean Air, trong một phát biểu với Reuters, cho hay, một điều khá hiển nhiên là lá phiếu của Ông Cho Won-tae phản ánh những điều cha ông chỉ dạy, cuối cùng đó vẫn là tấm phiếu thông hành cho Cho Yang-ho tham gia vào điều hành. Park cũng là một trong những người biểu tình tập trung trước trụ sở Korean Air ở Seoul, yêu cầu Cho rời ghế hội đồng quản trị. Anh cho rằng khó có thể thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc.

Từ lâu, văn hóa doanh nghiệp Chaebol – chế độ cho phép sự "độc tài" của một số gia đình tài phiệt được hậu thuẫn – đã trở thành một "nét đặc trưng" trong nền kinh tế của "con rồng Châu Á" Hàn Quốc. Tuy nhiên, với những bê bối gây phẫn nộ, công chúng đã dần mất kiên nhẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển chậm lại và nhận được những đánh giá tín nhiệm không mấy khả quan từ những tổ chức quốc tế uy tín.

Trước mắt, một tương lai "thay đổi toàn diện" có lẽ chỉ xảy ra nếu có một phép màu đến với Korean Air.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
2 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
26 phút trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
11 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
10 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
11 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
3 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
20 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.