Vì đâu giá dầu 'bốc hơi' 30% trong hơn một tuần?

16/03/2022 13:51
Tuần đầu tiên của tháng 3/2022, giá dầu WTI tăng 26% trong khi Brent tăng 21% - nhiều nhất kể từ giữa năm 2020. Chỉ chưa đầy 2 tuần sau đó, giá đột ngột đảo chiều lao dốc hơn 10% chỉ trong 2 phiên, mất hơn 30% kể từ mức đỉnh cao cách đây 10 ngày. Các nhà đầu tư thực sự choáng váng tự hỏi: Điều gì đang xảy ra với thị trường này? Trớ trêu là thực sự có hàng loạt lý do hợp lý giải thích cho sự đột ngột này.

Giá dầu giảm hơn 6% vào thứ Ba (15/3), xuống mức thấp nhất trong gần ba tuần, sau khi Nga đề xuất trong tương lai sẽ cho phép khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran và các nhà giao dịch lo ngại đại dịch đang gia tăng ở Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu.

Giá cả dầu Brent và dầu Mỹ đều giảm xuống dưới 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2.

So với thời điểm giá đạt mức cao nhất 14 năm, vào ngày 7/3, giá dầu Brent đã mất gần 40 USD, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) mất hơn 30 USD. Giao dịch mặt hàng này cực kỳ biến động kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, cách đây hơn 2 tuần.

Phiên 15/3, giá dầu Brent giảm mạnh, 6,99 USD, tương đương 6,5% xuống 99,91 USD/thùng; Dầu Tây Texas (WTI) của Mỹ giảm 6,57 USD, tương đương 6,4% xuống 96,44 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu Brent giảm xuống 97,44 USD, còn WTI giá 93,53 đô la, mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 2.

Trên biểu đồ kỹ thuật, cả hai hợp đồng đều di chuyển đến gần sát vùng bán quá mức nhiều nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, trái ngược với vị trí mua quá mức hồi đầu tháng 3 – khi dầu Brent có lúc đạt 139 USD/thùng.

Vì đâu giá dầu bốc hơi 30% trong hơn một tuần? - Ảnh 1.

Giá dầu Brent giảm xuống dưới 100 USD.

Nga là nước xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu lớn nhất thế giới. Nhiều người mua dầu đã tránh xa dầu Nga kể từ khi nước này triển khai quân sự ở Ukraine, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung đối với hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Những nỗi sợ hãi đó có vẻ đã bị đánh giá quá mức.

Hôm thứ Ba (15/3), một nhà đàm phán Ukraine cho biết các cuộc đàm phán với Nga về lệnh ngừng bắn và rút quân Nga khỏi Ukraine đang diễn ra. Thị trường dầu mỏ ngay sau đó đã rơi vào tình trạng bán tháo, đẩy giá giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều người dự báo những biến động như hiện tại sẽ còn tiếp diễn.

"Trong khi các báo cáo về các cuộc đàm phán đầy hứa hẹn đang được hoan nghênh, thật khó để thấy một trong hai bên sẽ chuẩn bị như thế nào trong giai đoạn này để đưa ra những nhượng bộ để cả hai bên có thể chấp nhận được", một thông tin nghiên cứu từ hãng Kpler cho biết. "Trong tình hình hiện nay, thật khó để thấy giá dầu thô không bị định giá thấp như thế nào".

Cũng trong ngày thứ Ba, Nga cho biết họ đã viết văn bản đảm bảo rằng họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là một bên trong thỏa thuận hạt nhân Iran, cho thấy Moscow sẽ cho phép tiếp tục hồi sinh hiệp ước năm 2015 - đã bị phá vỡ. Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran và cho phép Tehran tiếp tục xuất khẩu dầu thô. Tiến trình đàm phán này đã bị đình trệ vì yêu cầu của Nga.

Trong khi đó, bất chấp việc các nước phương Tây trừng phạt Nga do xung đột với Ukraine, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu thô của Nga. Theo đó, Ấn Độ cho biết có thể chấp nhận đề nghị của Nga để mua dầu thô và các mặt hàng khác với giá chiết khấu, trong một dấu hiệu cho thấy Delhi muốn giữ chân đối tác thương mại quan trọng của mình. Ấn Độ là một quốc gia nhập khẩu 80% nhu cầu dầu, và thường chỉ mua khoảng 2-3% từ Nga. Nhưng với giá dầu tăng 40% từ đầu năm đến nay, Chính phủ nước này đã quyết định xem xét tăng tỷ lệ mua này nếu có thể giúp giảm hóa đơn năng lượng đang ở mức quá cao.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 15/3 cho biết nhu cầu dầu trong năm 2022 phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lạm phát gia tăng khi giá dầu thô tăng cao, làm tăng khả năng tiêu thụ thực tế sẽ giảm so với những dự báo trước đây. Trong báo cáo hàng tháng vừa công bố, OPEC vẫn giữ quan điểm rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 4,15 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2022 và tăng nâng dự báo nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô do tổ chức này sản xuất. Tuy nhiên, điểm khác biệt là, chỉ cách đây một tháng, OPEC đưa ra khả năng nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn trong năm 2022, còn lần này cho biết cuộc chiến ở Ukraine và mối lo về dịch Covid-19 tiếp diễn sẽ có tác động tiêu cực trong ngắn hạn đến tăng trưởng toàn cầu.

Trong báo cáo của mình, OPEC cho biết: "Nhìn về phía trước, những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu - đặc biệt là tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát gia tăng và bất ổn địa chính trị đang diễn ra sẽ tác động đến nhu cầu dầu ở nhiều khu vực khác nhau".

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 mới bùng phát trở lại ở Trung Quốc, nơi chứng kiến số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt. Điều đó có thể làm chậm lại tốc độ tiêu thụ nhiên liệu, nhất là khi quốc gia này đang chuyển sang trạng thái phong tỏa/giãn cách nhiều địa phương.

Louise Dickson, chuyên gia phân tích thị trường dầu cao cấp của Rystad Energy cho biết: "Ước tính một đợt ‘đóng cửa’ nghiêm trọng ở Trung Quốc có thể khiến lượng tiêu thụ 0,5 triệu thùng dầu/ngày gặp rủi ro".

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào thứ Tư (16/3) lần đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây để chống lại lạm phát tăng vọt. Điều này có thể đẩy USD tăng giá mạnh, và kéo theo giảm nhu cầu đối với dầu mỏ và các hàng hóa khác được định giá bằng đồng bạc xanh.

Dữ liệu sơ bộ từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của quốc gia này đã tăng 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 11/3 trong khi dự trữ xăng giảm 3,8 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 888.000 thùng. Dữ liệu chính thức Chính phủ Mỹ sẽ công bố trong ngày 16/3.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/vi-dau-gia-dau-boc-hoi-30-trong-hon-mot-tuan-2022031607450781.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.187.823 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.22 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.760.327 VNĐ / tấn

322.75 USD / ust

0.36 %

+ 1.15

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.229.923 VNĐ / tấn

40.95 UScents / lb

0.12 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
7 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
11 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
11 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất