Vì đâu giá dầu vọt tăng trở lại, vượt mốc 120 USD/thùng?

02/06/2022 14:25
Giá dầu liên tục lập đỉnh kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Mới đây, khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí theo đuổi lệnh cấm một phần đối với dầu mỏ của Nga, giá dầu lại tiếp tục lập đỉnh, thậm chí có phiên vượt 120 USD/thùng.

Ngày 30/5, người đứng đầu của 27 quốc gia thành viên châu Âu đã đồng ý cắt giảm 2/3 lượng dầu nhập khẩu của Nga, một phần của vòng trừng phạt mới nhất nhắm vào Nga sau những động thái của quốc gia này tại Ukraine. Việc này sẽ cắt một nguồn tài chính lớn của Nga đến từ dầu mỏ và gây áp lực tối đa lên Nga để kết thúc chiến sự tại Ukraine. Quyết định này dự kiến khiến Nga mất 10 tỷ USD doanh thu xuất khẩu mỗi năm.

Ngoài việc loại ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank khỏi hệ thống thanh toán xuyên biên giới, EU sẽ cấm mua dầu thô của Nga và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế như dầu diesel vào cuối năm nay. Tuy nhiên EU cho biết sẽ có một sự miễn trừ tạm thời dối với dầu được vận chuyển qua đường ống. Ngay sau động thái này, giá dầu thô Brent đã tăng lên vượt ngưỡng 120 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng Ba.

Liệu Nga có chịu nhiều thiệt hại? 

Về nguyên tắc, lệnh cấm vận này rất có ý nghĩa. Bên cạnh là một minh chứng cho sự đoàn kết và sẵn sàng chịu thiệt hại về kinh tế để trừng phạt Nga, khối này còn cắt đứt một số quan hệ thương mại còn lại với Điện Kremlin. 

Những hoạt động thương mại này là một trong những nguồn thu ngoại tệ sinh lời nhất của Nga. Ngoài ra, EU cũng là thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất của Nga với khoảng 1 nửa lượng dầu xuất khẩu của nước này.

Tuy nhiên có rất nhiều lý do để nghi ngờ rằng liệu động thái này sẽ tước đi nguồn ngoại tệ của Điện Kremlin hay không. Đầu tiên, lệnh cấm vận chỉ áp dụng đối với dầu được mua theo đường biển và được vận chuyển bằng tàu chở dầu. Hungary sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu qua đường ống từ Nga, hầu hết các quốc gia EU phụ thuộc rất nhiều vào đường ống Druzhba từ thời Liên Xô và Hungary nhập khẩu khoảng 65% lượng dầu thô từ Nga thông qua đường ống này.

Vì đâu giá dầu vọt tăng trở lại, vượt mốc 120 USD/thùng? - Ảnh 1.

Dầu được vận chuyển theo đường biển chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng nhập khẩu của châu Âu từ Nga. Tuy nhiên, lệnh cấm này sẽ có thể tác động đến thị trường dầu mỏ. Đã có rất nhiều tàu bị gọi xử phạt ở các vùng thuộc địa phận phương Tây. Các công nhân đóng tàu đã từ chối dỡ hàng các tàu chở hàng của Nga và các chuyên gia dầu mỏ cũng lo lắng về uy tín của họ khi chấp nhận các lô hàng. 

Các tài phiệt phương Tây đang lùi các hợp đồng bảo hiểm với Nga lại mặc dù các công ty bảo hiểm hàng hải có trụ sở tại các đồng minh của Nga có thể thay thế một phần những hợp đồng đó. 

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu dầu thô của Nga một khi đã bị trừng phạt thì có bán được nữa không? Thực tế cho thấy kể từ khi bị trừng phạt đến nay, xuất khẩu dầu của Nga vẫn tăng lên nhanh chóng kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Phần lớn trong sự tăng trưởng này là nhờ thị trường Ấn Độ, quốc gia không ban hành bất kì biện phát trừng phạt nào với Nga.

Một băn khoăn khác nữa là liệu châu Âu cuối cùng có cấm dầu theo đường ống của Nga hay không. Đường ống này vốn rất khó để chuyển hướng sang nước khác. Ba Lan và Đức đã nói rằng họ sẽ ngừng nhập khẩu qua đường ống Druzhba. Tuy nhiên thật khó để tưởng tượng ra Hungary sẽ đồng ý với lệnh cấm này. Ông Viktor Orrban, thủ tướng Hungary đã thể hiện quan điểm sẵn sàng ngăn chặn các quyết định trừng phạt của EU trước đây.

Đà tăng giá dầu liệu có dừng lại? 

Lệnh cấm vận được đưa ra, thị trường thắt chặt khiến giá dầu tăng vọt. Nhu cầu về nhiên liệu tăng cao khi đại dịch Covid-19 đang dần lắng xuống. Người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng các phương tiện đi lại như ô tô, máy bay và các quốc gia thực hiện các biện pháp để hạn chế những tác động của chi phí năng lượng leo thang. 

Việc Trung Quốc gần đây đã nới lỏng dần các biện pháp phòng chống dịch cũng góp phần làm cơn khát dầu tăng lên. Không chỉ vậy mà giá các kim loại công nghiệp như quặng sắt, đồng cũng tăng theo.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này, bao gồm Nga cho thấy rất ít dấu hiệu về việc tăng sản lượng. Nhóm dự kiến ​​sẽ không công bố bất kỳ thay đổi nào đối với kế hoạch tăng dần nguồn cung lên mức trước đại dịch (mặc dù được cho là đang cân nhắc kế hoạch loại trừ Nga khỏi các mục tiêu sản xuất của mình, cho phép Ả Rập Xê Út và những người khác bơm thêm để bù đắp cho bất kỳ khoản cắt giảm nào ở Nga).

Vấn đề về nguồn cung đang ngày càng eo hẹp và nhu cầu ngày càng tăng. Hậu quả là người tiêu dùng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá cả ngày càng tăng. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng giảm công suất ở các nhà máy ở Mỹ đã khiến giá xăng và dầu diesel tăng mạnh hơn cả giá dầu thô. 

Ông Francisco Blanch của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chỉ ra rằng đồng USD tăng mạnh làm tăng chi phí tại châu Âu và các thị trường mới nổi. Đây đều là những thông tin không mấy tích cực trong một môi trường vốn đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tính đến ngày 31/5, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên 8,1%, cao hơn dự kiến của các nhà kinh tế.

Những lệnh cấm vận của Ả Rập trong những năm 1970 đã gây ra những tổn hại trong ngắn hạn cho phương Tây, nhưng cũng thúc đẩy động lực tiết kiệm nhiên liệu, giúp các quốc gia này giảm bớt được sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Các chính phủ châu Âu cũng có thể nhìn thấy bài học rằng những tổn hại – nhưng chỉ trong ngắn hạn đối với người tiêu dùng xứng đáng với lợi ích lâu dài của an ninh năng lượng.

Theo The Economist

https://cafef.vn/vi-dau-gia-dau-vot-tang-tro-lai-vuot-moc-120-usd-thung-20220602141944044.chn

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
9 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
7 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
6 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
5 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.769.636 VNĐ / tấn

18.93 UScents / lb

0.94 %

- 0.18

Cacao

COCOA

219.374.504 VNĐ / tấn

8,501.00 USD / mt

8.50 %

- 790.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.417.766 VNĐ / tấn

366.34 UScents / lb

5.17 %

- 19.99

Gạo

RICE

15.349 VNĐ / tấn

13.07 USD / CWT

0.02 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.254.981 VNĐ / tấn

976.06 UScents / bu

3.50 %

- 35.44

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.070.116 VNĐ / tấn

283.70 USD / ust

1.49 %

- 4.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
2 phút trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
12 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
14 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
19 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.