Vì đâu Venezuela lâm cảnh siêu lạm phát hàng chục nghìn % mỗi tháng, người dân bới rác tìm thức ăn, thịt ôi thiu cũng cháy hàng?

29/08/2018 14:50
Trước khi giá dầu sụt giảm cuối năm 2014, nền kinh tế Venezuela đã tăng trưởng âm 3 quý liên tiếp còn mức lương bình quân đã giảm 80%, nhập khẩu giảm 25%.

Venezuela đang chìm trong khủng hoảng, đây là điều mà mọi người trên thế giới đều biết. Thiếu thốn lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm, lạm phát phi mã, xã hội rối loạn là những thứ đang diễn ra hàng ngày ở quốc gia Châu Mỹ Latinh này.

Hàng loạt những video trên mạng cho thấy người dân Venezuela phải bới rác tìm thức ăn, đánh nhau giành lương thực và đổ xô di tản sang những quốc gia khác. Dẫu vậy, chính quyền Caracas vẫn cho rằng giới truyền thông đang làm quá mọi chuyện và nguyên nhân cho tất cả mọi chuyện hiện nay là do các thế lực thù địch Phương Tây đã tạo nên một cuộc "chiến tranh kinh tế" với Venezuela, điều đã từng xảy ra với Chile năm 1973.

Mặc dù Mỹ không hài lòng với chính phủ Venezuela hiện nay và các đảng phái đối lập muốn lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro nhưng theo nhiều chuyên gia, khủng hoảng kinh tế tại đây chẳng liên quan gì đến "chiến tranh kinh tế" hay thậm chí là sự suy giảm của giá dầu.

Theo chuyên gia Chris Carlson, chính sự quản lý yếu kém và một bộ máy làm việc không hiệu quả đã tạo nên cuộc hỗn loạn tại Venezuela và với sức mạnh quân sự, chính bộ máy này đang tiếp tục làm cho nền kinh tế nơi đây ngày càng tồi tệ.

Vì đâu Venezuela lâm cảnh siêu lạm phát hàng chục nghìn % mỗi tháng, người dân bới rác tìm thức ăn, thịt ôi thiu cũng cháy hàng? - Ảnh 1.

Các siêu thị không đủ hàng bán cho người dân Venezuela

Kẻ cắp không có lương tâm

Đầu tiên phải kể đến hệ thống kiểm soát dòng ngoại tệ của Venezuela được thành lập từ dưới thời Cựu tổng thống Hugo Chavez. Mục đích của hệ thống này là đảm bảo chính phủ có đủ ngoại tệ để đầu tư, nhập khẩu những nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực hay thuốc men.

Tuy vậy, việc cố định tỷ giá và kiểm soát ngoại tệ lại tạo nên lượng tham nhũng khá lớn trong chính phủ Venezuela khi nhiều quan chức tuồn ngoại tệ ra thị trường chợ đen để kiếm lời. Tình hình này vốn đã có từ thời Cựu tổng thống Chavez nhưng chúng chỉ trở nên bung bét từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền vào năm 2013.

"Một nhóm người trong chính phủ chỉ quan tâm đến việc bòn rút tiền thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Họ là những kẻ cắp không có lương tâm", Cựu bộ trưởng Hector Navarro dưới thời Cựu tổng thống Hugo Chavez nói.

Cựu bộ trưởng tài chính Jorge Giordani cũng có quan điểm tương tự khi ước tính khoảng 300 tỷ USD tiền ngân sách đã bị bòn rút thông qua hệ thống kiểm soát ngoại tệ trong những năm gần đây. Trong khi đó, chính trị gia Mario Silva, một người cực kỳ thân cận với Cựu tổng thống Chavez cũng thừa nhận một nhóm người trong chính phủ đang bòn rút tiền của nhà nước thông hệ thống cố định tỷ giá.

Những cáo buộc trên đã khiến Cựu bộ trưởng tài chính Giordani mất chức vào năm 2014. Một trong những nhiệm vụ của ông Giordani khi đó là giám sát hệ thống kiểm soát ngoại tệ và tỷ giá. Hệ quả là ngay khi ông Giordani bị cách chức, đồng Bolivar của nước này mất giá không phanh, qua đó gián tiếp đem lại lợi ích cho một nhóm các quan chức chính phủ.

Quy trình của sự bòn rút này bắt đầu từ những người có khả năng tiếp cận được dòng ngoại tệ bị kiểm soát chặt, sau đó họ bán ngoại tệ ra thị trường chợ đen với mức tỷ giá trên trời hoặc chỉ đơn giản gửi số tiền đó ra nước ngoài theo các yêu cầu giao dịch để lấy chênh lệch hoa hồng.

Kể từ năm 2013, Tổng thống Maduro đã để mặc tỷ giá chợ đen tăng phi mã mà không có sự điều chỉnh hợp lý cho tỷ giá chính thức. Hệ quả là giá USD ngoài chợ đen cao gấp hàng nghìn lần so với ngân hàng, tạo ra khoảng trống cho các hoạt động tham nhũng.

Bên cạnh đó, hàng trăm triệu USD tiền ngân sách đã biến mất mà không phải để nhập khẩu lương thực thuốc men hay xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Ngoài ra, nhiều công ty được chỉ định nhập khẩu lương thực có thể mua USD với tỷ giá ngân hàng và bán đắt gấp đôi các nhu yếu phẩm nhập khẩu so với giá trị thực họ mua tại nước ngoài.

Hơn nữa, việc thị trường chợ đen tồn tại là một dấu chấm hỏi cho nhiều người. Nếu không có sự bảo kê của những thế lực thì người bán lấy đâu ra nhu yếu phẩm, ngoại tệ… để chào hàng trên thị trường mà không sợ bị bắt?

Vì đâu Venezuela lâm cảnh siêu lạm phát hàng chục nghìn % mỗi tháng, người dân bới rác tìm thức ăn, thịt ôi thiu cũng cháy hàng? - Ảnh 2.

Tỷ giá VEF/USD chính thức (đỏ) và thị trường chợ đen (xanh)

Người nghèo càng nghèo

Sự quản lý yếu kém của chính phủ trong việc chi tiêu dòng ngoại tệ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ. Khi giá dầu vẫn cao và nguồn ngân sách dồi dào, chẳng có vấn đề gì xảy ra cả, nhưng khi gia dầu đổ vỡ và Venezuela dần hết tiền, những bất cập trong nước mới dần lộ ra.

Chính quyền Caracas thay vì nhập khẩu thêm lương thực thì lại dùng một phần tiền cho trả nợ cùng nhiều hoạt động khác. Hệ quả là Venezuela vẫn vỡ nợ còn người dân thì ngày càng khổ.

Kể từ năm 2012 đến nay, hoạt động nhập khẩu của nước này đã suy giảm tới 65% bất chấp người dân trong nước đang thiếu hụt thực phẩm và thuốc men trầm trọng. An sinh xã hội cũng bị cắt giảm mạnh khi chi tiêu của chính phủ cho mảng này tính theo %GDP xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1990.

Sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như thiếu hụt thuốc men khiến tỷ lệ tử vong tại Venezuela tăng cao chóng mặt.

Trong khi đó, chính phủ tích cực in thêm tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, nhưng điều này lại chỉ khiến lạm phát tiếp tục tăng phi mã.

Kể từ năm 2013, giá trị thực của tiền lương tại Venezuela đã giảm tới hơn 90% do lạm phát bất chấp việc Tổng thống Maduro cho nâng mức lương tối thiểu. Tính theo giá trị thực, mức lương tối thiểu tại đây đã giảm từ 200 USD/tháng năm 2012 xuống chỉ còn 5 USD/tháng hiện nay. Nói cách khác, khoảng 40% dân số Venezuela đang có mức lương tối thiểu đang phải vật vã làm việc chỉ để kiếm 5 USD/tháng, không đủ tiền để mua nổi 3 khay trứng gà.

Vì đâu Venezuela lâm cảnh siêu lạm phát hàng chục nghìn % mỗi tháng, người dân bới rác tìm thức ăn, thịt ôi thiu cũng cháy hàng? - Ảnh 3.

Mức lương tối thiểu theo giá trị thực (USD/tháng) tại Venezuela

Những kẻ thù ảo

Trong suốt quá trình khủng hoảng, chính quyền Caracas đều đổ lỗi cho "những thế lực thù địch" nhưng trên thực tế sự yếu kém về quản lý kinh tế mới là nguyên nhân chính. Trước khi giá dầu sụt giảm cuối năm 2014, nền kinh tế Venezuela đã tăng trưởng âm 3 quý liên tiếp còn mức lương bình quân đã giảm 80%, nhập khẩu giảm 25%.

Trên thực tế, đà tăng lạm phát, thiếu lương thực, đồng nội tệ mất giá đã bắt đầu ở Venezuela từ cuối năm 2012. Rõ ràng, giá dầu không phải là nguyên nhân chính mà chỉ có tác động ngòi nổ.

Tương tự, trước khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế vào năm 2017, Venezuela đã lâm vào khủng hoảng 4 năm liền, như vậy "các thế lực thù địch" cũng chẳng phải lý do khiến người dân nước này khổ sở.

Quay ngược lại năm 2010, Cựu tổng thống Chavez có cuộc cải cách mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp bằng việc quốc hữu hóa hàng loạt trang trại lớn cũng như những nhà máy sản xuất thực phẩm. Hệ quả là sự thiếu quản lý cũng như yếu kém đã khiến sản lượng lương thực của nước này giảm mạnh qua từng năm và bộc phát khi giá dầu lao dốc.

Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Venezuela thuộc hàng thấp nhất trong hơn 40 năm qua và rõ ràng, những bất cập đến từ nội bộ nền kinh tế chứ không phải riêng giá dầu hay do "kẻ thù" nào cả.

Vì đâu Venezuela lâm cảnh siêu lạm phát hàng chục nghìn % mỗi tháng, người dân bới rác tìm thức ăn, thịt ôi thiu cũng cháy hàng? - Ảnh 4.

Tổng sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người tại Venezuela giảm từ năm 2011

*Bài viết có sử dụng tư liệu của Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành xã hội học tại trung tâm CUNY Graduate Center, ông Chris Carlson.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
48 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
12 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
24 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
22 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.