Vì đâu VTVcab được định giá đến gần 12.500 tỷ?

22/03/2018 10:33
(NDH) Dẫu kết quả kinh doanh không theo kịp tốc độ tăng của ngành nhưng vị thế dẫn đầu và hạn chế gia nhập ngành là ưu thế của VTVcab.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã thông báo về việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab). Theo đó, khối lượng đưa ra đấu giá là gần 42,3 triệu cp, chiếm 47,84% vốn điều lệ. Mức giá khởi điểm cho cổ phiếu VTVcab là 140.900 đồng/cp, tổng số tiền dự thu về tối thiểu là 5.960 tỷ đồng.

Như vậy, với vốn điều lệ 884 tỷ đồng và tại mức giá khởi điểm trên thì VTVCab được định giá lên tới 12.455 tỷ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa, VTVcab được Nhà nước duy trì tỷ lệ nắm giữ ở 51% vốn điều lệ, 1,16% bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và 47,84% bán đấu giá công khai.

Lợi thế là đơn vị dẫn đầu

VTVCab tiền thân là Trung tâm truyền hình Cáp MMDS thành lập năm 1995, hoạt động trong lĩnh vực phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình, hoạt động viễn thông có dây, sản xuất thiết bị truyền thông, quảng cáo, sản xuất phim… Đơn vị cung cấp các sản phẩm như dịch vụ truyền hình trả tiền, hoạt động viễn thông có dây, dịch vụ truy cập internet bằng mạng viễn thông có dây, quảng cáo truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình, môi giới bản quyền, sắp xếp mua bán bản quyền… với địa bàn hoạt động phủ rộng khắp cả nước.

Qua quá trình hoạt động hơn 20 năm, VTVcab đã trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hàng đầu Việt Nam; mạng truyền hình cáp phủ sóng rộng nhất gần 60 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với số lượng thuê bao truyền hình trả tiền lớn nhất nước; gói kênh VTVcab có trên toàn bộ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trong nước; số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện, showroom lớn nhất nước.

Công ty có những khó khăn là tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự tham gia của các đơn vị viễn thông là Viettel, VNPT, FPT. Mặt khác xu hướng chuyển dịch nhu cầu truyền hình và giải trí của khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng trẻ. Với xu hướng đa dịch vụ trên một đường truyền, chủ động sử dụng dịch vụ thông qua mạng internet sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống.

Tại thời điểm xác định giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa 31/12/2015, vốn nhà nước trên sổ sách kế toán là 450,8 tỷ đồng được đánh giá lại thành 6.350 tỷ đồng, đẩy giá trị doanh nghiệp từ 2.001,5 tỷ lên 7.901 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 1.550,7 tỷ đồng.

Quy mô công ty gồm 3 công ty con, 4 công ty liên kết và 70 chi nhánh, đơn vị hợp tác tại hơn 50 tỉnh thành. VTVcab có khoảng 2,5 triệu thuê bao trên toàn quốc.

Trong mục tiêu phát triển, đến 2020, VTVcab sẽ cung cấp ổn định khoảng 70-80 kênh truyền hình quảng bá, trong đó có 10-15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60-65 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu địa phương. Còn với dịch vụ truyền hình trả tiền, mục tiêu đến 2020 sẽ phát triển khoảng 70-80% số hộ gia đình xem dịch vụ này.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp, tốc độ tăng trưởng thấp hơn ngành

Về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần công ty mẹ giai đoạn 2014-2016 tăng dần từ 1.750 tỷ lên 2.045 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng vào khoảng 10%. Trong đó, mảng dịch vụ truyền hinh (cáp, net, HD, K+) chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65% và tăng dần qua các năm. Mảng quảng cáo, bản quyền, truyền dẫn, XHH cũng tăng dần và chiếm tỷ trọng khoảng 30%; mảng bán hàng hóa giảm dần và đến 2016 chỉ còn đóng góp 0,47% vào doanh thu công ty. Riêng 9 tháng năm 2017, VTVcab ghi nhận doanh thu 1.591 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng chi phí của công ty cũng rất lớn và chiếm tỷ lệ cao khoảng 95% tổng doanh thu, chỉ riêng quý III/2017 giảm xuống 86,7%. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giai đoạn 2014-2016 dao động quanh 61-68 tỷ đồng, riêng 9 tháng 2017 là 38,8 tỷ đồng; đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5-6%.

Về hợp nhất, doanh thu thuần giai đoạn 2014-2016 cũng tăng trưởng nhẹ từ 1.969 tỷ lên 2.144 tỷ đồng. Dẫu hoạt động công ty mẹ vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận thì hợp nhất năm 2016 chỉ đạt lãi ròng 76 tỷ đồng, giảm mạnh 41% so với năm 2015.

Như vậy, mặc dù tạo ra doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng thu về của VTVcab chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thấp khoảng 3%.

Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VTVcab trong các năm qua đều ở mức thấp hơn nhiều so với ngành. Giai đoạn 2012-2015 tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền toàn ngành đạt khoảng 25-30% và giai đoạn 2016-2020 khoảng 10-15%. Đến 2020, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền dự kiến đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ quảng cáo phát thanh, truyền hình hằng năm vào khoảng 15-20%, đến 2020 dự kiến đạt 800 triệu – 1 tỷ USD.

5 năm sau cổ phần hóa 2018-2022, công ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng từ 2.949 tỷ đồng lên 4.458 tỷ đồng, doanh thu liên tục tăng trưởng với tốc độ trên 10% đến 2021 thì chững lại. Trong khi đó, lợi nhuận cũng tăng trưởng đều đặt từ 74 tỷ đến 116 tỷ giai đoạn 2018-2021 nhưng năm 2022 sẽ đột biến lên 283 tỷ đồng, gấp 1,4 lần năm trước đó.

Ngành hạn chế doanh nghiệp gia nhập

Liên quan đến định hướng phát triển của ngành, sẽ không phát triển thêm dịch vụ truyền hình quảng bá tương tự mặt đất mà ưu tiên phát triển loại hình số mặt đất, di động mặt đất, số vệ tinh, kết hợp trên mạng viễn thông đã có sẵn phù hợp với định hướng số hóa và xu hướng hội dụ công nghệ và dịch vụ. Đồng thời khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tham gia phát sóng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá.

Ngoài ra, định hướng phát triển dịch vụ trả tiền, truyền hình cáp là theo hướng bền vững, chất lượng, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực truyền hình. Theo đó, sẽ không cấp phép mới dịch vụ truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự, còn dịch vụ truyền hình cáp truyền thống công nghệ số sẽ hình thành 2-3 doanh nghiệp và tối đa không quá 5 đơn vị trên phạm vi vùng không trùng nhau.

Với dịch vụ truyền hình IPTV sẽ hình thành từ 3-4 đơn vị trên cơ sở tận dụng hạ tầng mạng viễn thông đã đầu tư, dịch vụ truyền mặt đất kỹ thuật số có tối đa 3 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc và 5 doanh nghiệp trên phạm vi vùng không trùng nhau về địa lý. Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh cũng chỉ tối đa 3 doanh nghiệp, dịch vụ truyền hình di động tối đa 2 đơn vị cung cấp.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
11 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
35 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
12 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
59 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.