Vì sao Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phải "nhờ" Bộ Công an giám sát dự án cao tốc Bắc - Nam?

22/09/2020 07:34
Việc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể "nhờ" Bộ Công cùng an giám sát đấu thầu, thi công cao tốc Bắc-Nam thể hiện sự lo lắng cho tiến độ và chất lượng của dự án đặc biệt quan trọng này…

Ngay khi có thông tin Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể “nhờ” Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu tại dự án cao tốc Bắc – Nam đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, chuyên gia kinh tế, giao thông và các Đại biểu quốc hội (ĐBQH). Tất cả đánh giá rất cao và chia sẻ lo lắng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đối với dự án đường bộ cao tốc rất quan trọng của đất nước.

“Sức ép” đè lên vai Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Cụ thể, Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong đó, có 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long với tổng mức dầu từ khoảng 118.716 tỷ đồng.

Trong đó có 6 dự án thành phần: Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn- QLA5; Cam Lộ - La Sơn; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2 được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn đầu tư công. Cùng với đó, có 5 dự án thành phần: QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác (PPP).

Cùng với đó là triển khai thi công xây dựng đối với 03 dự án: Cao Bồ - Mai Sơn; Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 5 dự án đầu tư theo công thức đối tác công tư PPP.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với 3 dự án chuyển đổi phương thức sang tư công (Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây).

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Bộ GTVT trong việc thực hiện dự án này.

Tôi đánh giá, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Bộ GTVT đã rất có trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam. Đặc biệt, là trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, Quốc hội đã đồng ý cho chuyển đổi 3 dự án thành phần sang đầu tư công, nên Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng như Bộ GTVT đã rất có trách nhiệm và lo lắng cho dự án này”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, ban đầu 3 dự án thành phần này là đầu tư theo hình thức xã hội hoá nhưng đã được chuyển thành dự án đầu tư công, nên Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể sẽ nhất định phải lo lắng và quan tâm hơn. Tuy nhiên, dự án vẫn cần phải có sự phối hợp từ các Bộ, ngành, địa phương về giải phóng mặt bằng, đền bù, thu hồi đất để đảm bảm đúg tiến độ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Trong đó, có công tác phòng chống tham nhũng, tại dự án cao tốc Bắc – Nam trọng điểm này.

Với vai trò là Uỷ viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khi được hỏi về việc Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị Bộ Công an phối hợp hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam, ông Hòa cho rằng, hạ tầng giao thông đường bộ là cơ sở nền tảng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn lực từ con người, tài chính, nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là rất lớn và dễ xảy ra tiêu cực.

Trong thời gian qua, đã từng xảy ra hiện tượng “lỗ hổng” khi tổ chức đấu thầu các dự án. Ví dụ: Đơn vị tổ chức đấu thầu muốn ai trúng thầu thì người đó được trúng. Mặc dù, chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp để đấu thầu từ qua mạng đến đấu thầu trực tiếp nhưng vẫn có tình trạng “móc ngoặc” để trúng thầu.

Do đó, việc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Bộ Công an tham gia phối hợp, hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác GPMB, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và trong suốt quá trình thi công đã thể hiện đúng tinh thần, quyết tâm phòng chống tham nhũng”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng tại các dự án xây dựng giao thông vận tải hiện nay, ĐBQH Phạm Văn Hòa bày tỏ, việc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể quyết tâm phòng chống tham nhũng tại dự án cao tốc Bắc – Nam là đáng hoan nghênh và rất quan trọng với dự án. Luật phòng chống tham nhũng đã giao cho Thanh tra chủ trì phòng chống tham nhũng, kết hợp với Uỷ ban kiểm tra của Đảng, đặc biệt, việc phối hợp với Bộ Công an là vô cùng quan trọng.

“Tôi cho rằng, không chỉ mỗi cơ quan Công an, mà cả cơ quan Thanh tra cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đấu thầu, đấu giá,... Tuy nhiên, phải nói rằng, giai đoạn này, Bộ GTVT đang triển khai tổ chức đấu thầu tại các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, thì việc phối hợp với Bộ Công an tham gia giám sát là hết sức cần thiết”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.

Không để lọt các nhà đầu tư yếu kém tham gia dự án để "chia phần"

ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, việc Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Bộ Công an tham gia giám sát là mong muốn có sự công tâm trong việc đấu thầu dự án. Tôi cho rằng, Bộ Công an cũng nên chấp nhận lời đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, để tham gia hỗ trợ dự án được đảm bảo đúng quy trình, đúng tiến độ, đúng chất lượng.

Hiện, nay công tác phòng chống tham nhũng đã rất rõ ràng, trong đó, có quy trách nhiệm người đứng đầu của tổ chức cơ quan đơn vị phải là người tiên phong trong công tác phòng chống tham nhũng.

Còn theo PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam nhận định, với phương thức đầu tư PPP thì bao giờ cũng phải xem xét hết các yếu tố rủi ro. PPP là chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

Để giải quyết bài toán tín dụng, cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. "Tôi cho rằng các tổ chức tín dụng cũng đã nhìn ra "bạn hàng" nào có đủ uy tín để cho vay, giúp giải quyết khó khăn về tín dụng...", ông Chủng nói.

Bên cạnh việc cần có cơ chế nới lỏng tín dụng, một số ý kiến nhấn mạnh, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt việc đầu tư thi công cao tốc Bắc - Nam. Bất kể nhà đầu tư nào trúng thầu vẫn phải giám sát chặt việc tuân thủ quy định, bảo đảm chất lượng công trình.

Bộ GTVT cần thuê riêng tư vấn giám sát là đơn vị chuyên nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm làm cao tốc. Nhà đầu tư trúng thầu phải có văn bản phân công nhiệm vụ rõ ràng từng khâu, người chịu trách nhiệm từng hạng mục công việc liên quan đến thiết kế, giám sát, thi công.

Khâu bảo hành công trình không chỉ 1-2 năm, mà phải tương ứng từng dự án và kéo dài thời gian trách nhiệm của nhà thầu, bởi đường cao tốc đòi hỏi khá cao về tiêu chuẩn kỹ thuật và thi công. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu đấu thầu cho đến thiết kế, thi công; không để lọt các nhà đầu tư yếu kém tham gia dự án để "chia phần".

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm, có ý nghĩa và vai trò đặc biệt của quốc gia, nên việc đưa ra những tiêu chuẩn cao, chặt chẽ đối với nhà đầu tư là cần thiết để bảo đảm cho dự án thành công, tránh được rủi ro mà không ít dự án giao thông trước đó đã mắc phải. Yếu tố quan trọng nhất là sự minh bạch, công khai đầy đủ thông tin khi đấu thầu dự án./.

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có văn bản "nhờ" Bộ Công an phối hợp giám sát trong quá trình thực hiện các dự án thành phần một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp triển khai.

Trong văn bản gửi tới Bộ Công an, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, thực hiện các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, để đảm bảo quá trình hoàn thành các dự án vào cuối năm 2022, Bộ GTVT đang phối hợp với các địa phương tự động triển khai thực hiện GPMB trên 11 dự án thành phần.

Để đảm bảo việc triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phải là dự án mẫu mực, phòng chống tham nhũng, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

"Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác GPMB, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và trong suốt quá trình thi công. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Công an trong quá trình thực hiện", văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
46 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
52 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
16 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.