Vì sao các ngân hàng lớn vội vàng muốn tăng phí rút tiền ATM?

10/07/2018 19:38
Chỉ sau 2 tháng bị NHNN yêu cầu dừng, 4 "ông lớn" ngân hàng tiếp tục ý định tăng phí rút tiền ATM như trước đó, động thái này cho thấy dường như những nhà băng này đang có phần vội vàng?

Thông báo áp dụng biểu phí mới, tăng phí rút tiền nội mạng được 4 "ông lớn" ngân hàng phát đi vào cuối tuần vừa rồi. Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đều nâng mức phí rút tiền nội mạng ATM từ 1.100 đồng/lần lên 1.650 đồng/lần, có hiệu lực từ ngày 15/7.

Trên thực tế, kế hoạch tăng phí rút tiền ATM của cả 4 ngân hàng đã có từ hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, việc tăng phí đã vấp phải nhiều phản ứng không tích cực từ khách hàng. Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có yêu cầu các ngân hàng này tạm dừng kế hoạch tăng phí rút tiền ATM nội mạng.

Sau 2 tháng tạm hoãn, cả 4 ngân hàng tiếp tục đưa quyết định tăng phí ra thêm 1 lần nữa. Tuy nhiên, lần này hay trước đó, các ngân hàng đều chưa thể làm cho khách hàng cảm thông. NHNN lại một lần nữa lên tiếng nhắc nhở, yêu cầu dừng.

Theo Thông tư 35 do NHNN ban hành, các ngân hàng được phép thu phí ATM nội mạng kể từ 1/3/2013 và có lộ trình tăng cụ thể: mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng trong năm 2013 là 1.100 đồng, tiếp đó là tăng dần lên 2.200 đồng năm 2013 và lên 3.300 đồng từ năm 2015 trở đi.

Các nhà băng vẫn đang tuân thủ đúng quy định và rõ ràng kế hoạch tăng phí của 4 "ông lớn" vẫn nằm trong khuôn khổ của NHNN, mức phí cũng còn thấp hơn nhiều so với mức trần. Tuy nhiên, động thái này vì sao lại vấp phải sự phản đối của khách hàng như vậy? Và vì sao ngân hàng nhất quyết phải tăng phí (có chút vội vàng) dù không được đồng thuận của đại đa số người sử dụng?

Vài năm gần đây, các ngân hàng bắt đầu chủ trương nâng tỷ trọng lợi nhuận từ mảng phi tín dụng, trong đó chủ yếu là nguồn thu dịch vụ. Nhiều nhà băng thể hiện quyết tâm này khi nâng nhiều loại phí như phí dịch vụ Internetbanking, phí SMS banking và gần đây nhất là ý định tăng rút tiền tại ATM.

Theo giải thích của các nhà băng, chi phí cho một giao dịch tại ATM các nhà băng phải chi trả là từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng bao gồm chi phí thuê chỗ đặt máy, đường truyền, máy móc, điện, bảo trì, chi phí cho việc vận chuyển tiền mặt tới các máy ATM. Ngoài ra, theo các ngân hàng, số tiền để tại các máy ATM gần như không sinh lãi và phải duy trì đều đặn để đảm bảo máy luôn hoạt động. Như vậy, dù tăng phí nhưng dường như ngân hàng vẫn đang phải chịu lỗ cho dịch vụ ATM?

Ngoài mục đích về kinh tế, bảo đảm lợi nhuận thì động thái tăng phí rút tiền của các ngân hàng có liên quan tới chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Theo ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội thẻ Việt Nam, tuy số lượng giao dịch thanh toán đã tăng lên thời gian qua nhưng phần lớn, trên 90% vẫn là giao dịch rút tiền mặt. "Trong tương lai, chỉ cần khoảng 20% giao dịch từ thẻ là để thanh toán và 80% là để rút tiền mặt thì phí dịch vụ ngân hàng chắc chắn sẽ được điều chỉnh theo xu hướng giảm", ông Tuấn cho biết.

Những lý do trên được đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục người dùng khi trên thực tế, có thể ngân hàng đang không có lời với các dịch vụ ATM nhưng lại lãi lớn ở các sản phẩm, dịch vụ bán chéo khác. Vietcombank, BIDV, VietinBank là những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống năm 2017, lãi từ dịch vụ cũng nằm trong top đầu.

Nhiều chuyên gia cho rằng khi khách hàng gửi tiền, bản thân ngân hàng đã có thể sử dụng số tiền đấy để sinh lời, cho vay tạo lợi nhuận nên việc bắt khách hàng phải chịu các loại phí như rút tiền nội mạng, chuyển tiền cùng hệ thống là không hợp lý. Hơn nữa, một trong những vai trò của máy ATM là để giảm tải giao dịch trực tiếp tại phòng giao dịch, từ đó giảm các chi phí về nhân sự và nhiều chi phí khác về hạ tầng, không gian, giầy tờ …Không thể cứ chi phí cao thì đổ lên người tiêu dùng. Hoặc nếu có tăng phí thì cũng cần đi kèm với chất lượng dịch vụ được cải thiện.

Trong khi đó, khách hàng phàn nàn vì bị tận thu với quá nhiều loại phí dù chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, còn tình trạng ATM ngừng phục vụ, không hoạt động, nuốt thẻ, hết tiền thường xuyên,… Tăng thêm 500 đồng tiền phí cho mỗi giao dịch rút tiền có thể không đáng bao nhiêu nhưng cũng phải lưu ý rằng hạn mức rút tiền thấp sẽ buộc khách hàng phải rút tiền nhiều lần, theo đó tiền phí cứ thế đội lên không ít.

Các sự cố về bảo mật khiến tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất vẫn liên tục xảy ra. Nguyên nhân có thể do sự chủ quan trong giao dịch của khách hàng, do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì không thể phủ nhận ở đó có trách nhiệm rất lớn của các nhà băng, nơi giữ tiền và cam kết an toàn cho các khách hàng.

Khách hàng và các nhà băng, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Tăng phí là quyền tự chủ của các nhà băng, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nếu chọn tăng phí bất chấp phản hồi tiêu cực, ngân hàng có thể phải đối mặt với khả năng mất không ít khách hàng, đồng thời đẩy những "thượng đế" này đến với những nhà băng khác.

Quyết định tăng phí đã được dừng lại theo yêu cầu của cơ quan quản lý, tuy nhiên xu hướng tăng phí dịch vụ có lẽ sẽ khó tránh khỏi trong tương lai. Vấn đề là, lúc nào tăng phí là thích hợp, khi đó chất lượng dịch vụ đã tốt lên hay chưa, cách thông báo và giải thích của ngân hàng có khiến cho người dùng hài lòng, sẵn sàng bỏ tiền?

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
53 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
57 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.