Vì sao các nhà đầu tư ở Đức chưa cần lo lắng về thất bại của Angela Merkel?

02/12/2017 10:32
Thủ tướng Angela Merkel của Đức thất bại trong việc đàm phán với Đảng liên minh, nhưng các nhà đầu tư chấp nhận sự bất ổn chính trị này do sức mạnh của nền kinh tế Đức và châu Âu.

Merkel gặp thất bại nhưng doanh nghiệp Đức tự tin nhất lịch sử

Châu Âu trong thập kỷ vừa qua đã chịu đựng những thất bại của trái phiếu chính phủ và ngân hàng, các chính trị gia cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy và sự kiện Brexit - nước Anh rút khỏi châu Âu.

Vì vậy, khi việc đàm phán thành lập một chính phủ mới thất bại tuần trước ở Đức, nhiều câu hỏi được đặt ra về tương lai chính trị của Thủ tướng Angela Merkel. Thế nhưng, giới doanh nhân tinh hoa của châu Âu không hề hoảng sợ.

Trong tuần tiếp đó, thị trường cổ phiếu của Đức hầu như không thay đổi. Đồng euro tăng, đối đầu với đồng đô la. Một khảo sát quan trọng cho thấy mức độ tự tin của các doanh nghiệp Đức chạm đến mức cao nhất từng có.

"Thế giới có rất nhiều khủng hoảng. Nước Đức hiện nay không trong tình trạng khủng hoảng", Roland Berger, nhà sáng lập công ty tư vấn quản lý cùng tên đặt tại Munich, cho biết.

Ít nhất cho đến giờ, nền kinh tế thịnh vượng của châu Âu dường như có khả năng hấp thu bất cứ thứ gì mà các chính trị gia nhiều chuyện vứt cho nó. Đàm phán chính trị thất bại ở Berlin, mặc dù đáng báo động theo tiêu chuẩn của Đức, vẫn chưa đủ để rung chuyển niềm tin của nhà đầu tư, niềm tin rằng người Đức bằng cách nào đó sẽ giải quyết được vấn đề này.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng sự bình tĩnh có thể bị đánh lừa. Trong khi Đức không có vấn đề kinh tế nào nghiêm trọng đòi hỏi thay đổi chính sách mạnh mẽ, nước này đối mặt với nhiều thách thức trong dài hạn, như lực lượng lao động già hóa; Trung Quốc là một đối thủ công nghiệp mới nổi; nhu cầu đầu tư vào mạng lưới số và hệ thống năng lượng tốt hơn.

Tiếng nói của Đức trong những vấn đề quan trọng ở châu Âu trong tương lai có thể bị giảm trọng lượng nếu bà Merkel thấy trước một chính phủ liên minh yếu kém và chia cắt.

"Không có vấn đề cấp bách nào cần chính phủ Đức giải quyết", Christian Kopt, trưởng bộ phận thu nhập cố định của Union Investment, giám đốc một quỹ ở Frankfurt, cho biết. "Nhưng chúng ta cần một chính phủ có khả năng giải quyết những thách thức nghiệm trọng mà chúng ta đang đối mặt ở tầm cấp châu Âu trong hai năm tới."

Một công trình xây dựng ở Stuttgart, Đức. Các nhà phân tích cho rằng Đức cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động để tăng tính cạnh tranh.
Một công trình xây dựng ở Stuttgart, Đức. Các nhà phân tích cho rằng Đức cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động để tăng tính cạnh tranh.

Đây là vấn đề của bà Merkel!

Bà Merkel, lãnh đạo của Đức trong hơn một thập kỷ, là một nhân vật quan trọng toàn cầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tại Đức, bà đã thấy trước tình trạng thất nghiệp giảm và sự phát triển của nền kinh tế, đối lập với tình trạng tồi tàn ở phần còn lại của châu Âu.

Nhiệm kỳ của bà Merkel chưa kết thúc. Tuần này Đảng dân chủ xã hội của Đức cân nhắc lại quyết định không tiếp tục tham gia chính phủ liên minh với Đảng dân chủ Cơ đốc giáo của Merkel. 5 năm thỏa hiệp với Merkel đã gây tổn hại cho Đảng dân chủ xã hội của giới công nhân. Tuy nhiên, liên minh hai đảng phái chính cung cấp một sự ổn định mà các doanh nghiệp mong muốn.

Viễn cảnh kinh tế ở Đức và châu Âu không tốt như vậy trong ít nhất một thập kỷ, khiến sự rối loạn hiện nay ở Berlin dường như không có gì nhiều hơn những ồn ào. Tâm trạng của người tiêu dùng châu Âu tốt hơn tinh thần của họ từ năm 2001 đến nay. Nền kinh tế châu Âu tăng trưởng từ 2013. Trong quý gần nhất, tất cả các nước ở Liên minh châu Âu tăng trưởng trừ Đan Mạch, nơi nền kinh tế giảm 0,3% so với quý trước đó.

Trong danh sách những vấn đề khiến người điều hành các doanh nghiệp trăn trở, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà phân tích cho rằng tình thế bế tắc của Berlin gần như chắc chắn còn xếp sau nhiều rủi ro khác. Có nhiều vấn đề nhức nhối hơn, ví dụ như vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, xu hướng dịch chuyển sang chủ nghĩa chuyên chế ở Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực đáng lo lắng của Anh để thoát khỏi Liên minh châu Âu.

Nhưng trong 12 năm nắm quyền, bà Merkel gần như không nỗ lực nhiều trong cải cách thị trường lao động và hệ thống phúc lợi xã hội - những việc đã được đảm bảo bởi người tiền nhiệm của Đảng dân chủ xã hội, Gerhard Schröder, một cái giá đắt cho sự nghiệp chính trị của ông.

Để bảo vệ tính cạnh tranh trong dài hạn, các nhà phân tích cho rằng Đức cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Với tỉ lệ thất nghiệp chỉ 3,6%, nước này sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trừ khi họ chấp nhận đưa dân nhập cư vào lực lượng lao động. Việc này sẽ đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào giáo dục đào tạo.

Tâm huyết cho ngành ô tô nhưng còn những cải cách kinh tế lớn?

Các công ty rất quan tâm đến quyết định chính trị được đưa ra ở Brussels trong những năm tới, ví dụ như chính sách phòng thủ chung châu Âu (common defense policy) và sự lựa chọn của người kế nhiệm vị trí Thống đốc ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi, ông đã có những biện pháp kích thích nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Hai trụ cột chính của công nghiệp Đức là máy móc chính xác và công nghiệp ô tô đối mặt với những thay đổi chưa từng có về công nghệ và cạnh tranh từ nhiều nơi như Trung Quốc và thung lũng Silicon. Chính phủ các nước châu Âu cần đáp lại những thách thức đó, ví dụ lắp đặt hệ thống sạc điện để khuyến khích ngành sản xuất ô tô điện.

"Một quá trình điều chỉnh cấu trúc sâu sắc đòi hỏi sự hỗ trợ của chính phủ," Ralph Wiechers, nhà kinh tế học đứng đầu VDMA, một tổ chức đại diện cho các công ty kĩ thuật của Đức, cho biết. "Chúng ta đang sản xuất gì, cho thị trường nào trong tương lai? Những kĩ năng nào chúng ta cần để tăng sức cạnh tranh?"

Bà Merkel có mối quan hệ tương đối thân tình dù một số lúc căng thẳng với giám đốc các doanh nghiệp của Đức. Bà đưa các phái đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Đức đến Bắc Kinh và các quốc gia khác để thúc đẩy xuất khẩu, bà chống lại những đề xuất tăng thuế.

Vị nữ thủ tướng là một người tâm huyết, thật sự rất tâm huyết, trong việc ủng hộ công nghiệp ô tô ở Brussels. Bằng cách làm yếu đi hoặc trì hoãn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng không khí, bà Merkel làm thỏa mãn các công ty sản xuất ô tô của Đức. Các công ty này không đầu tư đủ vào ô tô điện và có nguy cơ bị Tesla của Mỹ hoặc một số hãng sản xuất ô tô của Trung Quốc vượt qua.

 Một nhà máy ô tô Volkswagen ở Đức. Bà Merkel hết sức bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước.

Một nhà máy ô tô Volkswagen ở Đức. Bà Merkel hết sức bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước.

Các động thái khác của bà Merkel lại không khiến giới doanh nghiệp hài lòng. Quyết định dừng các nhà máy điện hạt nhân trong thảm họa Fukushima năm 2011, mà không có kế hoạch rõ ràng trong việc thay thế điện hạt nhân bằng các nguồn năng lượng khác, đã khiến nền công nghiệp Đức trả giá điện cao nhất ở châu Âu.

"Thủ tướng không làm gì chống lại doanh nghiệp, mặt khác bà cũng không làm gì nhiều cho các doanh nghiệp," ông Wiechers cho biết. "Không có một chương trình lớn nào mà bạn có thể nói rằng 'bà ấy đã làm chương trình này cho nền kinh tế.'"

Nhìn chung, giới quản lý của châu Âu tương đối tiếc nuối khi bà Merkel phải ra đi. Sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu vẫn mới bắt đầu sau gần một thập kỷ khủng hoảng tài chính và suy thoái gần như hủy hoại nền kinh tế khu vực này. Chủ nghĩa dân túy cánh hữu bị hãm lại ở Tây Âu nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Lorenzo Bini Smaghi, Chủ tịch nhân hàng Société Générale của Pháp, ghi nhận công lao của bà Merkel trong việc trung hòa các nhóm đối lập ở Đức và kiềm chế những người có tư tưởng đối lập trong đảng của bà - những người này ắt hẳn thỏa mãn nhìn khu vực chung châu Âu sụp đổ thay vì hỗ trợ EU bằng doanh thu thuế của Đức.

Mặc dù những cảm xúc đan xen mà giới doanh nhân dành cho vị thủ tướng, việc bà rời đi trong tình trạng chính trị hỗn loạn có thể làm lung lay sự tin tin của họ. Không có người kế nhiệm tiềm năng nào có kinh nghiệm và mức độ ảnh hưởng quốc tế như bà.

"Điều này phụ vào việc thời gian bất ổn kéo dài bao lâu," ông Bini Smaghi nói. "Trong giới doanh nghiệp ở châu Âu, bà Merkel đóng vai trò thúc đẩy nước Đức tiến xa hơn trong cơn khủng hoảng thay vì kéo lùi đất nước, đây là vai trò hết sức đáng trân trọng".

Tin mới

Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
4 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
4 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt
3 giờ trước
Hôm nay (5/4), giá cà phê ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, giá tiêu cũng có mức giảm kỷ lục từ 6.000 - 6.500 đồng/kg so với hôm qua.
Cục pin siêu lớn VinFast vừa lắp cho công ty thắp sáng 6 triệu hộ: Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu lớn
3 giờ trước
Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu lớn với dự án mà VinFast và đối tác vừa thực hiện.
‘Huyền thoại xe ga’ của Ý ra mắt phiên bản mới: thiết kế sang trọng, động cơ 278cc mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Honda SH 350i
2 giờ trước
Mẫu xe ga này được lắp ráp tại Việt Nam với giá bán từ 152 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda 6e bắt đầu sản xuất: Phân phối ở nhiều thị trường, có thể về Việt Nam
17 giờ trước
Mazda 6e đã chính thức sản xuất tại Trung Quốc vào đầu tháng 4 này để xuất khẩu xe sang châu Âu và Đông Nam Á.
Honda HR-V 2025 giá khởi điểm cao hơn Mazda CX-5, thêm bản hybrid giá 869 triệu
17 giờ trước
Honda đang từng bước hybrid hoá dải sản phẩm của mình với HR-V là model thứ 3 có phiên bản hybrid bán tại Việt Nam.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
19 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
19 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng