Vì sao cổ phiếu AST bị giữ nguyên diện kiểm soát?

13/09/2022 07:36
Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Taseco (AST) vừa bị  sàn HoSE lưu ý khả năng bị hủy niêm yết do 2 năm liên tiếp 2020-2021 thua lỗ. Đồng thời, lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng là số âm.

Do thị trường hàng không phục hồi chậm, ngành hàng không vẫn khó khăn khiến một số mã cổ phiếu giữ nguyên diện kiểm soát

Cụ thể, AST lỗ 49 tỷ đồng trong năm 2020 và lỗ tiếp 118 tỷ đồng trong năm 2021. Sang nửa đầu năm 2022, doanh thu tăng gần gấp đôi lên 202 tỷ đồng, song AST vẫn báo lỗ 7,5 tỷ đồng.

AST công bố kết quả kinh doanh quí 2/2022 với lợi nhuận đạt 13,7 tỷ đồng (tăng so với mức âm 32,3 tỷ đồng cùng kỳ và là quý có mức lợi nhuận dương trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến phải đóng cửa nhiều gian hàng và lượng khách hàng không thấp) và doanh thu đạt 134,6 tỷ đồng, gấp 2,67 lần so với quí 2/2021. Đáng chú ý, trong quý này biên lợi nhuận đạt 53,4%, tương ứng với mức trước dịch. Lũy kế 6 tháng đầu năm, AST ghi nhận lợi nhuận âm 7,5 tỷ đồng .

Nhờ lượng khách qua cảng hồi phục mạnh, AST tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tháng 7/2022 tích cực. Theo đó, tính đến hết 7 tháng năm 2022, doanh nghiệp đã bù đắp được khoản lỗ lũy kế từ đầu năm. AST kỳ vọng 5 tháng cuối năm tiếp tục ghi nhận lợi nhuận dương dù tháng 8 và tháng 9 có thể là hai tháng thấp điểm nhưng sẽ dần cao điểm trở lại vào tháng 11 và 12/2022...

Vì sao cổ phiếu AST bị giữ nguyên diện kiểm soát? - Ảnh 1.

Như vậy, nếu hết năm báo cáo tài chính 2022, lợi nhuận của AST không dương thì cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định khi doanh nghiệp có 3 năm thua lỗ liên tục.

Theo Ban lãnh đạo AST, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại ga hàng không, AST đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Cho đến thời điểm này dù thị trường hàng không từng bước phục hồi nhưng hàng không quốc tế hồi phục chậm. Đồng thời sức mua của khách hàng sụt giảm khiến hoạt động của AST găp nhiều khó khăn...

Vì sao cổ phiếu AST bị giữ nguyên diện kiểm soát? - Ảnh 2.

Được biết, AST hiện sở hữu chuỗi dịch vụ phi hàng không trải dài trên khắp các sân bay quốc tế lớn của cả nước với ba nhóm chính, bao gồm: Dịch vụ kinh doanh thương mại tại các sân bay (bách hóa – đồ lưu niệm, nhà hàng, cafe & fastfood, quảng cáo) với chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Lucky; dịch vụ hỗ trợ du khách (đón tiễn, thông tin du lịch,…) và dịch vụ khách sạn.

Đánh giá về triển vọng kinh doanh của AST, Công ty Chứng khoán KB duy trì quan điểm tích cực với triển vọng kinh doanh của AST trong thời gian tới. Việc dịch Covid-19 dần được kiểm soát sẽ giúp ngành hàng không dần hồi phục. Ngoài ra, AST hiện đang sở hữu nền tảng vững chắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp hồi phục kinh doanh, tiếp tục tăng trưởng và có thể gia tăng thị phần sau giai đoạn dịch bệnh nhờ việc liên tục mở rộng cửa hàng ngay cả trong thời gian dịch bệnh diễn ra trong khi nhiều đơn vị kinh doanh tại các sân bay gặp khó khăn về tài chính…

Điều này cho thấy năng lực nội tại của doanh nghiệp cũng như khả năng đấu thầu thêm cửa hàng mới thuộc các cảng hàng không sắp được triển khai như dự án mở rộng Cảng hàng không T3 Tân Sơn Nhất, mở rộng sân bay Phú Bài và đặc biệt là dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên KB cho rằng sớm nhất đến cuối năm 2023 các hoạt động hàng không quốc tế mới hồi phục lại như trước giai đoạn dịch bệnh, bởi Trung Quốc – chiếm tỷ trọng cao trong lượng khách du lịch đến Việt Nam- hiện vẫn đang thực hiện chính sách zero covid.

Bên cạnh đó, rủi ro gia tăng đối với ngành hàng không ngoài yếu tố dịch bệnh còn có thể đến từ suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới ảnh hưởng đến giao thương và nhu cầu đi lại hay căng thẳng địa chính trị gia tăng. Do vậy nhiều khả năng nếu không phục hồi lại hoạt động kinh doanh, AST bắt buộc phải huỷ niêm yết và chuyển sàn UpCOM.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
4 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.