Vì sao có tiền không "tiêu" được?

12/11/2021 08:07
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết các vấn đề liên quan đến pháp luật trong giải ngân vốn đầu tư công đã rất rõ ràng và thuận lợi, vướng mắc chủ yếu nằm ở khâu thực hiện.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm trong năm 2021 là một trong các vấn đế nóng tại phiên chất vấn Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng vào chiều nay (11/11).

Trong phần chất vấn, đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đề nghị Bộ trưởng KH&ĐT cho biết nguyên nhân vì sao tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong năm nay và các năm tiếp theo.

Vì sao có tiền không tiêu được? - Ảnh 1.

Đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đề nghị Bộ trưởng KH&ĐT cho biết nguyên nhân vì sao tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Trả lời vấn đề của đại biểu Mai, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết vấn đề giải ngân vốn đầu tư công được rất nhiều cử chi, đại biểu Quốc hội quan tâm và đã được nhắc tới ở rất nhiều kỳ họp. Nhưng các vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, tỷ lệ giải ngân vẫn thấp. Trong năm nay, tỷ lệ giải ngân thấp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo Bộ trưởng KH&ĐT, lý do chính khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công không đạt tiến độ là khâu chuẩn bị phương án kém, chất lượng không cao, chủ yếu việc chuẩn bị phương án đầu tư chỉ mang tính hình thức, qua loa. Sau khi được chấp thuận chủ chương đầu tư thì các chủ đầu tư mới thực hiện một cách thực tế, lúc này lại mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại dự án.

Bên cạnh đó, vướng mắc liên quan công tác giải phóng mặt bằng vẫn gây khó khăn và chưa thể giải quyết ngay. Theo Bộ trưởng Dũng, nếu các quy định, vướng mắc trong Luật đất đai không được giải quyết triệt để thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ không thể giải quyết nhanh. Các phát sinh chủ yếu là giá đền bù đất, tranh chấp khi bàn giao, khiếu kiện, ý thức người dân…

Riêng năm 2021, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết công tác giải ngân vốn đầu tư công còn gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội nhiều tháng. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến giá nhiên vật liệu tăng cao, thiếu lao động, chi phí đối ứng tăng cao…

Theo Bộ trưởng KH&ĐT, để khắc phục tình trạng này thì tổ chức thực hiện vẫn là khâu chính. Bởi hiện nay Bộ KHĐT đã phân cấp phần lớn quyền quyết định về lựa chọn dự án giải ngân, tỷ lệ giải ngân, thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn… về các bộ, ngành và địa phương.

Bộ KH&ĐT có trách nhiệm "gác cửa"

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Dũng, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) xin tranh luận về vấn đề nóng này. Đại biểu đoàn Quảng Nam cho biết khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công là vấn đề được nhìn nhận còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.

"Không chỉ vấn đề giải ngân mà bất cập từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến khi kết thúc dự án. Có ý kiến nói mắc do luật, có ý kiến phần nhiều do tổ chức thực hiện và tôi cũng đồng ý quan điểm do tổ chức thực hiện là chính", ông Hạ nói.

Vì sao có tiền không tiêu được? - Ảnh 2.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) nhấn mạnh Bộ KH&ĐT với trách nhiệm gác cửa trong việc giải ngân vốn đầu tư công

Theo đại biểu Hạ, nguyên nhân một phần do khi xây dựng kế hoạch không sát, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương mà do doanh nghiệp lập kế hoạch. Thậm chí có tình trạng điều chỉnh theo tư duy nhiệm kỳ, nhiệm kỳ trước xây dựng kế hoạch thì thấy cần thiết, bức xúc nhưng nhiệm kỳ sau lại xin điều chỉnh.

"Luật đã quy định rõ, vậy chuyện tồn tại nhiều năm thì Bộ KH&ĐT với trách nhiệm gác cửa, tham mưu về lĩnh vực này thì có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay. Nếu cứ để vướng mắc tồn tại dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế", ông Hạ nói và đề nghị Bộ trưởng làm rõ giải pháp và trách nhiệm.

"Tiền chúng ta có còn chưa tiêu hết?"

Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chia sẻ quan điểm về việc giải ngân vốn đầu tư công. Chủ tịch Quốc hội nhắc lại năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt kỷ lục 98%.

"Thể chế của năm 2021 phải tiến bộ hơn năm 2020 chứ. Vì sao trong cùng một thể chế lại có nơi giải ngân cao, nơi giải ngân thấp?", Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, cốt lõi là gì, vì đến hết 10 tháng rồi chưa giải ngân được 50%. Theo Chủ tịch Quốc hội, doanh nghiệp, người dân đều mong muốn có gói kích thích mới, nhưng "toàn bộ số tiền chúng ta có chưa tiêu hết đây thì tiêu mới cái gì?".

Vì sao có tiền không tiêu được? - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh không thể kéo dài tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi về năng lực hấp thu vốn khi 16.000 tỷ của 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ được đồng nào. Ngoài ra, 56.000 tỷ của các địa phương cũng chưa phân bổ được đồng nào.

"Nếu chúng ta không làm rõ được chuyện này, Quốc hội có chất vấn xong thì vẫn như vậy thôi, trách nhiệm nằm ở đâu phải nói cho rõ. Tình hình kiểm tra, giám sát và từng nguyên nhân vướng mắc chúng ta sẽ giải quyết thế nào chứ không thể nói chung chung được", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Nêu bối cảnh năm 2020 cũng có dịch COVID-19 và đất nước phải lo rất nhiều công việc lớn nhưng chúng ta vẫn giải ngân được tỷ lệ lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nói rõ câu chuyện này.

"Không thể để tình trạng này kéo dài mãi, vì nền kinh tế đang rất thiếu vốn. Nhiều đại biểu muốn nới bội chi, tăng trần nợ công rồi có gói nọ, gói kia, nhưng toàn bộ số tiền chúng ta có còn chưa tiêu được", Chủ tịch Quốc hội nhắc lại.

Nhận một phần trách nhiệm

Trả lời đại biểu Tạ Văn Hạ về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết, vấn đề không nằm ở luật pháp.

"Tôi xin khẳng định vấn đề đầu tư công đến nay rất rõ ràng và đầy đủ, trên tinh thần phân cấp triệt để cho các địa phương, không còn vấn đề gì lên đến trung ương. Chúng tôi quản lý chung cũng bằng hệ thống công nghệ thông tin, không cần gặp nhau hay giấy tờ", ông Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các nội dung bộ, ngành, địa phương đều đưa lên hệ thống rất thông thoáng và thuận lợi. Thấy đúng thì Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng, không phù hợp thì yêu cầu các tỉnh làm lại.

Do đó, theo ông Dũng, giải ngân vốn đầu tư công thấp "nằm ở tổ chức thực hiện". Nhắc lại lời Chủ tịch Quốc hội, ông nói, tại sao cùng một thể chế mà có tỉnh đã giải ngân 100% vốn, thậm chí còn vượt số được giao, ứng tiền ra trước để làm. Mà có tỉnh chỉ giải ngân được 18%? Đến cuối năm nay, dự báo giải ngân không thể cao được bằng năm 2020, có thể chỉ đạt 80-85%.

"Sắp tới các địa phương, bộ ngành phải nhìn nhận vấn đề này thật nghiêm túc mới giải quyết được vấn đề. Còn pháp luật, tôi khẳng định không có vấn đề gì", ông Dũng cho biết.

Vì sao có tiền không tiêu được? - Ảnh 4.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận một phần trách nhiệm trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công


Một nguyên nhân khác, theo ông Dũng, là do các địa phương, bộ ngành có trường hợp thờ ơ hoặc chưa làm hết trách nhiệm, lập kế hoạch không sát, đề xuất vốn lớn nhưng thực tế không giải ngân được.

"Bộ KH&ĐT cũng có một phần trách nhiệm, như nể nang, không hết trách nhiệm, chỉ tổng hợp rồi đưa lên, khi con số không sát thực tiễn, con số lớn nên gây áp lực cho tỷ lệ giải ngân. Do không sát thực tiễn nên dẫn đến phải điều chuyển vốn, trả lại vốn, đầu tư không hiệu quả...

Chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm trong kế hoạch vốn mà các bộ, ngành, địa phương trình lên. Chúng tôi xin hứa khắc phục vấn đề này thời gian tới", ông Dũng cho biết.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
8 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
52 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
6 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
30 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
44 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
19 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Ford Territory giảm 70 triệu đồng tại đại lý: Xe sản xuất 2025 nhưng giá rẻ hơn Mazda CX-5 2024
20 giờ trước
Nhiều đại lý Ford đang giảm giá 70 triệu đồng đối với Ford Territory mọi phiên bản.
Hyundai Tucson bản đắt nhất giảm giá đến 80 triệu tại đại lý: Giá sau giảm còn 909 triệu đồng, vẫn cao hơn Territory bản tương đương
1 ngày trước
Vẫn như phần lớn các mẫu xe đang được "dọn kho" khác, những chiếc Hyundai Tucson giảm giá mạnh có năm sản xuất 2024.
Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
1 ngày trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.