Vì sao Coteccons muốn thay đổi năm tài chính từ 1/7 đến 30/6 năm sau?

25/04/2022 21:53
Năm tài chính đầu tiên áp dụng sau khi được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần XVIII – năm 2022 phê duyệt chuyển đổi bắt đầu từ ngày 01/01/2023 và ngày kết thúc vào ngày 30/06/2023 (06 tháng).

ĐHCĐ thường niên năm 2022 của CTCP Xây dựng Coteccons đã thông qua việc chuyển đổi năm tài chính của công ty tính từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch (đang áp dụng) thành năm tài chính 12 tháng, tính từ ngày 01/7 đến ngày 30/6 năm sau.

Năm tài chính đầu tiên áp dụng sau khi được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần XVIII – năm 2022 phê duyệt chuyển đổi bắt đầu từ ngày 01/01/2023 và ngày kết thúc vào ngày 30/06/2023 (06 tháng).

Đồng thời Coteccons sửa đổi Điều lệ tại Điều 48, cụ thể như sau: "Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 hằng năm và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 năm sau".

    Chia sẻ tại ĐHCĐ, Kế toán trưởng Coteccons bà Cao Thị Mai Lê cho biết: "Vấn đề liên quan đến việc thay đổi năm tài chính để thích nghi với mô hình kinh doanh của công ty.

    Coteccons là công ty xây dựng, năm tài chính từ 1/1 đến 31/12 khiến công ty gặp một vấn đề cuối năm.

    Thời điểm trước Tết là thời điểm công ty đẩy tiến độ rất lớn vì Tết nguyên đán kéo dài. Một số công nhân họ nghỉ Tết về và ở lại quê lo việc đồng áng do đó thời điểm Tết Coteccons sẽ nghỉ dài hơn các ngành khác, từ 1-1,5 tháng chưa quay lại công trình ngay lập tức. Do đó thời điểm trước Tết công ty phải đẩy tiến độ rất nhanh, có thời điểm trên công trường của Coteccons có 15.000 – 20.000 người để kịp tiến độ.

    Tâm lý của công nhân họ muốn được thưởng Tết do đó chúng tôi phải làm việc với thầu phụ của họ để đảm bảo thanh toán kịp thời. Toàn bộ công ty, ban chỉ huy công trường, phòng tài chính kế toán phải rất làm việc rất áp lực để có nghiệm thu sơ bộ trả tiền cho thầu phụ để kịp tiền ăn tết.

    Trong khi đó cuối năm chúng tôi phải xây dựng ngân sách năm sau, xây dựng chiến lược hoạt đông, làm báo cáo tài chính kế toán, làm KPI, kiểm toán, công việc dồn dập khiến chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Lý do như vậy nên ban điều hành trình ĐHCĐ thay đổi năm tài chính từ 1/7 năm nay đến 30/6 năm sau".

    Tập trung vào con người Coteccons

    Một cổ đông đặt câu hỏi cho Ban điều hành, "năm nay Coteccons chú trọng vào lợi ích của cán bộ nhân viên, hình như bỏ qua lợi ích cổ đông. Tôi rất tin vào công ty và đã giữ cổ phiếu rất lâu?".

    Trả lời câu hỏi của cổ đông, Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov cho rằng đây là một câu hỏi rất hay nhưng cũng rất khó.

    "Chúng ta luôn luôn muốn tìm điểm cân bằng tốt nhất. Trong bất kỳ chuỗi giá trị nào, chúng ta đang tham gia vào một công ty minh bạch và tất cả ban điều hành đều cam kết sự minh bạch, chúng tôi thực hành những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt nhất. Chúng tôi ở đây mỗi người có một chuyên môn trong góc độ quản lý để đối thoại giải đáp tất cả thắc mắc của cổ đông và chúng tôi luôn hướng đến việc chăm sóc lợi ích của cổ đông.

    Chúng ta thấy rằng Doanh thu và lợi nhuận thu được từ khách hàng, nhưng ai là người chăm sóc khách hàng, ai là người mang lại giá trị cho khách hàng để đổi lại khách hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty? Do đó chúng ta không chỉ chăm sóc khách hàng, cổ đông mà phải đảm bảo lợi ích của cán bộ nhân viên, vì chính đội ngũ của chúng ta đều đảm bảo được công việc, lợi ích của họ thì họ sẽ là người mang lại giá trị cho khách hàng và kết quả của việc đó thể hiện trong kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn.

    Do đó giữa lợi ích các bên chúng ta phải tìm điểm cân bằng. Tuỳ từng thời điểm chúng ta nên ưu tiên, tập trung vào lợi ích của một nhóm nào là quan trọng trong các bên liên quan đến chúng ta.

    Muốn có kết quả tài chính tốt hơn, Cổ đông hãy tin tưởng vào ban điều hành và hãy để chúng tôi chăm sóc lợi ích của khách hàng và đảm bảo lợi ích của người lao động".

    https://cafef.vn/vi-sao-coteccons-muon-thay-doi-nam-tai-chinh-tu-1-7-den-30-6-nam-sau-20220425215322022.chn

    Tin mới

    Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
    4 giờ trước
    Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
    Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
    3 giờ trước
    Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
    FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
    3 giờ trước
    Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
    Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
    2 giờ trước
    Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
    SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
    55 phút trước
    Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

    Tin cùng chuyên mục

    Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
    24/03/2023 12:39
    Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
    Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
    24/03/2023 10:47
    Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
    Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
    24/03/2023 09:39
    Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
    Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
    24/03/2023 09:02
    Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.