Vì sao CPTPP toàn diện, khả thi hơn TPP?

19/11/2017 20:11
Không còn sự tham gia của Hoa Kỳ, Hiệp định TPP giờ đây đã có “phiên bản” mới là CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Điều mà nhiều người quan tâm là vì sao tính khả thi và toàn diện hơn lại được nhấn mạnh ở một liên minh kinh tế không thể bằng TPP “cũ” cả về quy mô thị trường, sức mạnh kinh tế lẫn kim ngạch thương mại đa phương.

Những hàm ý có thể từ CPTPP

Ngày 11/11/2017, 11 nước thành viên đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành CPTPP - tức Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đây được xem là “phiên bản” mới của TPP “cũ” với tính khả thi và toàn diện cao hơn.

Theo TS. Trần Du Lịch, sở dĩ nói khả thi hơn là vì Hiệp định mới đã tạm “rút bớt” những nội dung còn có ý kiến khác nhau, tạm hoãn lại những điều kiện cao có thể gây xung đột lợi ích giữa các nước thành viên. Còn về cơ bản là đạt được đồng thuận.

“Dù vẫn phải chờ thêm các bước đi tiếp theo nhưng Thỏa thuận Đà Nẵng cũng đã là thành công của Việt Nam khi thúc đẩy được sự nhất trí tiến về phía trước của 11 nước thành viên còn lại”, vị chuyên gia kinh tế này nhấn mạnh.

Trong khi đó, từ khía cạnh cơ quan nghiên cứu và tư vấn hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TPHCM tin rằng bản chất TPP12 trước đây đã là Hiệp định rất tiến bộ của thế kỷ 21 với kỳ vọng đạt được sự tự do hóa thương mại cho cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Với ‘cái gốc’ có tiêu chuẩn rất cao như vậy, nên trong dài hạn không thành viên nào muốn hạ thấp các điều khoản nền tảng, thay vào đó chỉ là ‘tạm gác’ những điều khoản khó khăn nhất để chuyện thực thi Hiệp định được dễ dàng hơn”, ông An phân tích.

Thật vậy, nếu quan sát diễn biến toàn bộ quá trình đàm phán của Hiệp định này từ tháng 5 (thời điểm 11 nước thành viên quyết định khởi động lại TPP không có Hoa Kỳ) đến tháng 11 năm nay, có thể thấy ngay đây là bước đi khôn ngoan. Về bản chất, CPTPP vẫn mang “luồng tư tưởng” xuyên suốt và nội dung cơ bản của Hiệp định TPP12 đã được đàm phán suốt 5 năm qua giữa các nước.

Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui thì 11 nước còn lại phần nào đã được giải tỏa sức ép trước một số điều khoản rất khó khăn. Thế là một giải pháp khôn ngoan được đặt ra: “Thay vì sửa đổi hoặc bỏ đi một số nội dung trong TPP ‘cũ’ thì những người đàm phán thống nhất tạm hoãn lại 20 điều khoản”.

Có những học giả tin rằng đây chính là bước đi chiến lược “để ngỏ” cánh cửa cho sự quay lại của Hoa Kỳ vào một thời điểm thích hợp. Và nếu giả định này xảy ra thì lúc ấy, 20 điều khoản tạm hoãn này sẽ được “kích hoạt” trở lại và thực thi đầy đủ.

Cơ hội và thách thức vẫn phía trước

Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc năm 2016 đã cho thấy: Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ là 2.450 tỷ USD. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%. Như vậy, tiềm năng từ thị trường còn quá lớn này vẫn nằm trong “tầm ngắm” của DN tại Việt Nam, bất chấp TPP có trở thành “phiên bản” nào đi nữa. Chỉ là khi Hoa Kỳ rút đi thì cơ hội trở thành đối tác “hưởng lợi nhiều nhất” cho một số ngành nghề của Việt Nam không còn.

Nhưng nếu nhìn vào bình diện chung của thực tế xuất nhập khẩu Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017, có thể thấy sự kiện Hoa Kỳ rút khỏi TPP dường như không thể ngăn cản nổi xu hướng giao lưu thương mại ngày càng tăng giữa hai nước. So với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm nay vẫn tăng gần 10%. Và Hoa Kỳ vẫn đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc và Trung Quốc.

Riêng 3 quý đầu năm nay, Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ 24,1 tỷ USD. Điều này cho thấy DN tại Việt Nam vẫn đang khai thác tốt thị trường này. Tất nhiên, “nếu có Hoa Kỳ tham gia Hiệp định thì DN tại Việt Nam sẽ được nhận giá trị ‘cộng thêm’, còn không thì xu hướng DN tiếp tục ‘chinh phục’” thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ diễn ra như lâu nay”, ông Phạm Bình An nhận xét.

Ngoài ra, theo người đại diện Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO thì “cái hay ở chỗ CPTPP có tính ‘mở’, tức sẵn sàng đón nhận các nền kinh tế khác tham gia. Bởi vậy, DN không phải chờ đợi gì cả, cứ sẵn sàng ‘nâng cấp’ để khi cơ hội mở rộng thị trường xuất hiện là có thể tận dụng ngay”.

Còn theo TS. Trần Du Lịch, “DN hãy chứng tỏ mình tận dụng hết các FTA mà Việt Nam có tham gia đi đã, như hiệp định với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU chẳng hạn. Và một điều cực kỳ quan trọng khác lúc này là dõi theo câu chuyện về con đường đi tới Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ”.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
53 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
17 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
29 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
17 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.