Vì sao dân số Trung Quốc lần đầu giảm trong hơn 60 năm?

18/01/2023 15:18
Chuyên gia Trung Quốc nói rằng dân số Trung Quốc giảm là kết quả tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế và xã hội, tương tự như quỹ đạo tăng trưởng dân số của Mỹ, Nhật Bản và các nước ở châu Âu.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm 17-1, dân số Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1961. Cụ thể, dân số Trung Quốc đạt 1,41175 tỉ người vào cuối năm 2022, giảm so với mức 1,41260 tỉ người một năm trước đó.

Theo Đài NPR, sự suy giảm dân số như trên là điều mà một số chuyên gia gọi là "sự thay đổi to lớn" đối với Trung Quốc. Ông Stuart Gietel-Basten, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nhận định sự suy giảm dân số có thể gây phức tạp cho các kế hoạch tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc.

"Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh, tăng trưởng hai con số, lao động giá rẻ, lực lượng lao động trẻ hơn giờ đây đã thực sự kết thúc" - giáo sư Stuart Gietel-Basten đánh giá.

Chính sách một con của Trung Quốc hạn chế số trẻ sinh trong nhiều thập niên

Năm 1980, Chính phủ Trung Quốc chính thức ban hành chính sách một con nhằm hạn chế hơn nữa sự gia tăng dân số của Trung Quốc, giúp kích thích sự bùng nổ kinh tế.

Nhưng cuối cùng chính sách này đã dẫn tới tỉ suất sinh thấp và dân số già đi. Năm ngoái, Trung Quốc chứng kiến số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh ra. Các quan chức Trung Quốc cho biết 10,41 triệu người đã chết trong khi 9,56 triệu người được sinh ra.

Năm 2015, Trung Quốc chấm dứt chính sách một con và bắt đầu cho phép các cặp vợ chồng có hai con. Họ mở rộng chính sách một lần nữa vào năm 2021, theo đó cho phép sinh tối đa ba trẻ.

Bà Yun Zhou, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Michigan, nói với Đài NPR rằng những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm khuyến khích các gia đình sinh thêm con vẫn chưa có tác dụng.

"Số liệu mới không bất ngờ và phù hợp với quy luật phát triển dân số. Tăng trưởng dân số âm là kết quả tất yếu của tỉ suất sinh thấp trong thời gian dài của Trung Quốc" - giáo sư Yuan Xin tại Viện Dân số và phát triển ở Đại học Nam Khai, Trung Quốc bình luận với Thời báo Hoàn Cầu.

Nhà nghiên cứu Su Hai Nan tại Hiệp hội Nghiên cứu lao động Trung Quốc mô tả đây là "kết quả tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế và xã hội, tương tự như quỹ đạo tăng dân số của Mỹ, Nhật Bản và các nước ở châu Âu".

Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khiến dân số Trung Quốc giảm như chi phí giáo dục cao ngất ngưởng khiến nhiều người Trung Quốc không sinh nhiều hơn một con, thậm chí không sinh con.

Đại dịch COVID-19 cũng gây căng thẳng cho tỉ suất sinh của Trung Quốc

Sau khi COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, biện pháp phong tỏa và nhiều biện pháp hạn chế khác đã tác động sâu rộng tới kinh tế và xã hội nước này.

Giáo sư Gietel-Basten chỉ ra Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng bất ổn kinh tế do đại dịch cũng như những thách thức khi làm việc từ xa.

Một số phụ nữ đã chọn cách trì hoãn mang thai do các yếu tố liên quan đến COVID-19 như tiêm vắc xin và nhiễm bệnh.

Mặc dù chính quyền các địa phương tại Trung Quốc đã triển khai các biện pháp khuyến khích người dân sinh nhiều con hơn kể từ năm 2021 như nghỉ thai sản dài hơn và trợ cấp nhà ở, nhưng các biện pháp này được đánh giá sẽ không thể ngăn xu hướng suy giảm dân số dài hạn.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới trong thời gian dài, giờ đây Trung Quốc có thể sớm bị Ấn Độ vượt mặt về dân số. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, năm 2022 Ấn Độ có dân số 1,4066 tỉ người, chỉ sau Trung Quốc.

Ông Cai Fang, cựu phó giám đốc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, tin rằng tổng dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2022, sớm hơn nhiều so với dự kiến, đồng nghĩa dân số nước này có thể duy trì mức tăng trưởng âm từ năm 2023.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
9 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.