Vì sao đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% từ khi ông Trump nhậm chức?

23/07/2019 15:30
Niềm tin rạn vỡ giữa Mỹ và Trung Quốc làm chậm dòng tiền Bắc Kinh đổ vào Washington trong bối cảnh thương chiến giữa 2 quốc gia chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Theo NYT, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Sự lao dốc này xuất phát từ sự giám sát chặt chẽ của Mỹ, thái độ không mấy mặn mà với đầu tư từ Trung Quốc của Washington và chính từ thực tế Bắc Kinh đang thắt chặt giới hạn chi tiêu nước ngoài.

Một loạt các ngành công nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề do xu hướng thoái trào này, bao gồm các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, thị trường bất động sản Manhattan và chính quyền các bang từng dành nhiều năm gọi vốn đầu tư Trung Quốc.

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh là biểu tượng cho thấy quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi thế nào. Mỹ không tin tưởng Trung Quốc và ngược lại", Eswar Prasad, cựu Giám đốc bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho hay.

Vì sao đầu tư Trung Quốc vào Mỹ giảm gần 90% từ khi ông Trump nhậm chức? - Ảnh 1.

Việc Trung Quốc hạn chế đầu tư vào Mỹ ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp ở xứ cờ hoa. (Ảnh: Reuters)

Trước khi Tổng thống Trump bước chân vào Nhà Trắng, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng tốc chóng mặt. Tiền đồng loạt được đổ vào các lĩnh vực ô tô , công nghệ , năng lượng, nông nghiệp, thúc đẩy việc làm mới ở Michigan, Nam Carolina, Missouri, Texas và các tiểu bang khác.

Khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ, chính quyền các tiểu bang cùng các công ty Mỹ tìm cách thu hút đầu tư từ Bắc Kinh. Nhưng khi ông Trump lên nắm quyền, đặc biệt là sau chiến tranh thương mại hai nước nổ ra, xu hướng này bị đảo ngược.

Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ chỉ còn 5,4 tỷ USD trong năm 2018, giảm 88% so với đỉnh điểm 46,5 tỷ USD năm 2016.

"Các nhà đầu tư hết sức quan tâm tới việc liệu thị trường Mỹ còn mở cửa hay không", Rod Hunter, một luật sư tại Baker McKenzie, công ty chuyên về đánh giá đầu tư nước ngoài nói. Theo Hunter, "hiệu ứng sợ hãi" đang đánh động tới nhiều nhà đầu tư Trung Quốc.

Nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp và kiểm soát vốn chặt chẽ ở Trung Quốc cũng được cho là lý do khiến các nhà đầu tư nước này e dè hơn khi đổ tiền vào Mỹ. Thêm vào đó, Washington gần đây siết chặt các quy định về đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khoản tiền tới từ Trung Quốc.

Nhưng không loại trừ khả năng Trung Quốc ngừng đầu tư vào Mỹ cũng có thể là đòn trừng phạt đáp trả các đòn thuế quan của Tổng thống Trump.

Mọi việc trở nên trầm trọng hơn khi một loạt các giao dịch sụp đổ sau khi Ủy ban Đầu tư nước ngoài Mỹ kiểm soát gắt gao.

Năm 2018, cơ quan này được mở rộng quyền hạn trong việc quản lý, giám sát các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia.

Tập đoàn HNA của Trung Quốc hồi đầu năm 2019 thừa nhận họ thua lỗ 41 triệu USD sau khi các nhà quản lý Mỹ bắt họ bán tòa nhà trụ sở chính ở số 850 đại lộ Third Avenue, New York vi lo ngại về an ninh gần tháp Trump .

Vào tháng 3, chính phủ Mỹ yêu cầu một công ty Trung Quốc bán ứng dụng hẹn hò của mình vì lo ngại nó có thể trở thành mối họa đối với an ninh quốc gia.

Vài tháng trước đó, Mỹ thẳng tay chặn thương vụ gã khổng lồ Alibaba thâu tóm MoneyGram, công ty chuyển tiền nổi tiếng của Mỹ.

Tháng 9/2017, Tổng thống Trump ngăn một nhà đầu tư do Trung Quốc đứng sau mua lại công ty bán dẫn Lattice, đánh dấu lần thứ tư trong 27 năm một Tổng thống Mỹ chặn đứng thương vụ thâu tóm công ty Mỹ vì các nguy cơ an ninh.

Trong một số trường hợp, việc Trung Quốc hạn chế đầu tư vào Mỹ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sở tại. Vào tháng 6, UnitedHealth nhảy vào thương vụ thâu tóm BNLikeMe, một công ty khởi nghiệp công nghệ chăm sóc sức khỏe sau khi Ủy ban Đầu tư nước ngoài yêu cầu chủ sở hữu đa số từ Trung Quốc thoái vốn.

Tuy nhiên, các quy định quá mức ngặt nghèo đôi khi làm phức tạp nỗ lực của ngành công nghiệp Mỹ trong việc hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc, dẫn tới sự đình trệ trong một số lĩnh vực.

Lĩnh vực bất động sản Mỹ vốn được giới đầu tư Trung Quốc ủng hộ nhiều thập kỷ qua ghi nhận sự xuống dốc trầm trọng khi quan chức Trung Quốc kiểm soát đầu tư bất động sản nước ngoài. Trường hợp của HNA và thế bế tắc trong đàm phán thương mại khiến các nhà đầu tư Trung Quốc cảm thấy không được chào đón.

Đầu tư của Trung Quốc sụt giảm chắc chắn không thể hủy hoại nền kinh tế Mỹ vì nó chỉ là một phần nhỏ trong số các khoản vốn đổ từ Canada, Nhật Bản và Đức. Nhưng việc các nhà đầu tư ở Bắc Kinh ngại chi tiêu cho thị trường Mỹ có thể làm tổn thương tới các khu vực vốn đã thiệt thòi về kinh tế.

Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung Quốc nói rằng việc mất đi các khoản đầu tư từ Trung Quốc được cảm nhận rõ nhất ở các vùng nông thôn nơi các nhà đầu tư Trung Quốc mua các nhà máy và hồi sinh các doanh nghiệp gặp khó khăn.

(Nguồn: NYT)



Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
33 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
46 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
51 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.