Vì sao doanh nghiệp BĐS thành lập ồ ạt, giải thể đồng loạt?

05/02/2020 10:45
Riêng năm 2019 cả nước ghi nhận gần 700 doanh nghiệp dù mới gia nhập thị trường chưa lâu… đã phải giải thể vì khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, không đủ kinh phí hoạt động.

Theo số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư), năm 2019, lĩnh vực bất động sản có số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất, với 598 doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng 36,8% và 686 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 39,4%, so với năm 2018.

Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Theo ghi nhận, có khá nhiều doanh nghiệp nhỏ ra nhập thị trường chưa lâu đã phải giải thể vì khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, không đủ kinh phí hoạt động.

Vì sao doanh nghiệp BĐS thành lập ồ ạt, giải thể đồng loạt? - Ảnh 1.

Tắc thủ tục khiến nhiều doanh nghiệp BĐS gặp khó. Ảnh minh họa

Chia sẻ về câu chuyện này, ở góc độ cá nhân, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, hàng năm có hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời nhưng cũng xấp xỉ con số đó dừng hoạt động hoặc phá sản. Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp có thâm niên 30 năm trở lên, các doanh nghiệp lớn thường nằm ở khoảng 20-25 năm thành lập, còn lại đại đa số doanh nghiệp có thâm niên dưới 10 năm. Một con số công bố gần đây đáng giật mình là chỉ có 40% các doanh nghiệp làm ăn có lãi và nộp thuế. 60% doanh nghiệp nằm trong tình trạng tài chính bấp bênh và hoạt động không hiệu quả.

Con số trên cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp bất ổn và không bền vững. Có những giai đoạn tăng trưởng nóng chúng ta chứng kiến lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh chóng. Riêng thời điểm nóng sốt của thị trường BĐS thì chứng kiến nhà nhà làm BĐS, nhưng đến thời điểm thị trường thoái trào thì nhà nhà lặng lẽ rút lui, đóng cửa dừng hoạt động.

“Dễ dàng nhận thấy là doanh nghiệp ra đời chiếm tỉ trọng không nhỏ là tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận trong ngắn hạn, mà không được đầu tư một chiến lược phát triển trong dài hạn và tập trung đầu tư vào giá trị sản phẩm”, bà Hương nhấn mạnh.

Theo một số ý kiến, việc nhiều doanh nghiệp ra đi cũng là tín hiệu cho thấy thị trường BĐS đang sàng lọc khá rõ nét. Hầu hết các doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm vẫn trụ vững trên thị trường ở giai đoạn này.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng của thị trường. Bởi khi thị trường có sự sàng lọc, các cơ quan nhà nước cũng dễ dàng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ phải tự chấn chỉnh những điểm chưa tốt, chú trọng phát triển những dự án chất lượng hơn, có tính khả thi hơn và góp phần giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư.

Theo vị Luật sự này, khi thị trường có sự sàng lọc bớt thì các hoạt động của các doanh nghiệp cũng sẽ phải minh bạch hơn, đổi lại cơ hội để phát triển của các doanh nghiệp cũng cao hơn, thị trường ổn định hơn và các dự án cũng sẽ chất lượng hơn. Đây là một điểm lợi lớn cho khách hàng.

Ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam cũng từng nhận định, thị trường ở giai đoạn này đang sàng lọc khá rõ nét, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng năng lực và sẽ là tiền đề cho các năm tiếp theo phát triển. Những doanh nghiệp tập trung mạnh vào giá trị sản phẩm sẽ vẫn trụ vững trên thị trường vốn cạnh tranh khốc liệt.

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
5 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
4 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
4 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
10 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
11 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
13 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.