Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hay “chết yểu“?

31/05/2019 08:06
Để doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không bị "chết yểu", cần phải nuôi dưỡng, nâng đỡ, hỗ trợ, chứ giao sứ mệnh gánh vác ngay thì họ không đủ sức.

5/10 doanh nghiệp lập mới là "chết" yểu

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội chiều 30/5, đại biểu Hoàng Văn Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, tình trạng số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tại Việt Nam rất lớn.

Ông Hùng dẫn báo cáo Chính phủ cho thấy, năm 2018 khoảng 90.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, trong đó 63.000 chờ giải thể, phá sản. Như vậy, bình quân cứ 10 doanh nghiệp lập mới thì 5 đơn vị lại giải thể, phá sản.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hay “chết yểu“? - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng


"Nếu không cải cách thực chất thì khó đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp vào năm 2020", ông Hùng lưu ý.Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính hay cắt bỏ điều kiện kinh doanh được đưa ra nhưng con số doanh nghiệp đóng cửa thực tế lại cho thấy sản xuất, kinh doanh gặp nhiều thách thức. Do đó, đại biểu Hoàng Văn Hùng đề nghị, Chính phủ cần đánh giá toàn diện, xác định đúng nội dung doanh nghiệp cần, chứ không phải cắt giảm điều kiện kinh doanh một cách cơ học.

Đại biểu đoàn Thái Nguyên nhấn mạnh: Tuy nhà nước thu vượt kế hoạch khoảng 8% nhưng nền kinh tế ở 3 khu vực quan trọng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp co vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều không đạt dự toán.

Vì vậy, ông Hùng đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá và đề ra những giải pháp hỗ trợ kinh doanh ở ba khu vực kinh tế quan trọng, tạo động lực phát triển bứt phá, ổn định nguồn thu cho năm 2019 và các năm sau, đồng thời có giải pháp khắc phục vấn đề chậm giải ngân.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hay “chết yểu“? - Ảnh 2.

Cứ "đẻ ra" 10 doanh nghiệp thì 5 doanh nghiệp lại "chết". (Ảnh minh hoạ)



Cần "nuôi dưỡng" doanh nghiệp tư nhân


Đề cập tới phát triển kinh tế tư nhân, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, muốn khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển thì phải hình thành những tập đoàn kinh tế lớn, đó là con đường tất yếu. Muốn vậy, phải đối xử công bằng, không phân biệt đối xử.

Theo đánh giá của ông Kiên, Nhà nước đang thiếu tầm nhìn chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước dường như không chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro nào khi xảy ra. Điển hình như những ồn ào xung quanh các dự án BOT vừa qua.

Kết quả là cho tới nay, cả một chủ trương lớn của Nhà nước là xã hội hoá đầu tư hạ tầng giao thông đang bị nghẽn lại vì nhà đầu tư cảm thấy mình không được Nhà nước chia sẻ rủi ro. Trong khi đó thời gian tới Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng vốn đầu tư phát triển hạ tầng, đại biểu Nguyễn Đức Kiên chỉ rõ.

Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hay “chết yểu“? - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên

Hiện nay, có đến 97% doanh nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Do vậy, chưa thể đặt hết kỳ vọng vào doanh nghiệp tư nhân. "Điều này giống như hình ảnh một gia đình có cậu con nhỏ bụ bẫm, nhanh nhẹn, đáng yêu, được gọi là niềm hi vọng của cả nhà. Tuy nhiên, để niềm vi vọng đó thực sự trở thành niềm tự hào thì gia đình phải chăm bẵm, nuôi dưỡng, đào tạo cậu bé đó chí ít mười mấy năm. Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện tại đúng như hình ảnh cậu bé 3 tuổi đó, cần phải nuôi dưỡng, nâng đỡ, hỗ trợ, chứ giao sứ mệnh gánh vác ngay thì không đủ sức", ông Kiên phân tích./.

Tin mới

Buýt điện mới toanh do người Việt sản xuất: Người thiết kế từng 'vẽ' một cặp xe VinFast đẹp nức tiếng
7 giờ trước
Mẫu xe buýt điện mới của VinFast đã tiến gần hơn tới bước sản xuất thương mại.
Mua iPhone 16 Pro Max ở đâu rẻ nhất?
6 giờ trước
Các hệ thống bán lẻ chính hãng uỷ quyền của Apple tại Việt Nam đang có chương trình đặt trước iPhone 16 series với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Việt Nam không bán phá giá sản phẩm cá tra tại Mỹ
6 giờ trước
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) xác định nhiều nhà xuất khẩu mặt hàng cá tra - basa phi lê đông lạnh từ Việt Nam không có hành vi bán phá giá sản phẩm vào thị trường Mỹ.
Wuling Bingo sắp về Việt Nam thêm bản SUV: Ngang cỡ Raize, chạy tối đa 510km/sạc, quy đổi từ 264 triệu đồng
5 giờ trước
Hiện chưa rõ Wuling Bingo dự kiến về Việt Nam có bổ sung phiên bản SUV này không.
Aeon Mall đầu tiên ở miền Trung chính thức đi vào hoạt động
4 giờ trước
Aeon Mall Huế là TTTM thứ 7 của AEONMALL tại Việt Nam với kết cấu 4 tầng 1 hầm, diện tích sàn khoảng 138.000 m2, với 140 cửa hàng.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo vượt 4 tỷ USD
35 phút trước
Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
12 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
14 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
16 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.