Vì sao EU “giơ thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam?

26/10/2017 10:30
Chiều 25/10, Tổng cục Thủy sản cho biết, EU đã cảnh báo "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam, do chưa đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU).

Theo bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT), từ ngày 13-19/5/2017, đoàn công tác của EU vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định của EU về IUU.

 Cá ngừ là một trong những mặt hàng hải sản chủ lực xuất khẩu sang EU

Cá ngừ là một trong những mặt hàng hải sản chủ lực xuất khẩu sang EU

Qua kiểm tra, đoàn công tác của EU cho rằng, hoạt động quản lý khai thác thuỷ sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU và đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước 30/9/2017.

Theo đó, Việt Nam phải hoàn thiện thiện thể chế quản lý, quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, thực xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản và ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Bà Nhung cho biết, Việt Nam đã tích cực triển khai các khuyến nghị của EU. Đặc biệt, Thủ tướng đã có công điện 732 ngày 28/5/2017 về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng cũng như Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có các cuộc họp với các bộ ngành, địa phương, cũng như trao đổi với đại diện phía EU liên quan đến vấn đề IUU. Trong đó, có đề nghị phía EU hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong hỗ trợ thực hiện quy định IUU.

Bộ NN&PTNT cũng phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội trong việc thẩm định, hoàn thiện dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi; đã tối đa đưa vào Luật Thuỷ sản sửa đổi các quy định về IUU theo khuyến nghị của EU.

Bộ NN&PTNT cũng xem xét việc quy hoạch lại đội tàu khai thác phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tàu cá, luật hóa lực lượng kiểm ngư, tổ chức động bộ hệ thống kiểm ngư từ trung ương xuống địa phương ven biển trên cơ sở tổ chức lại lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản.

Bộ cũng triển khai mạnh các giải pháp nhằm hạn chế tàu cá Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, điều chỉnh lại việc giao quyền xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản...

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, do đặc thù nghề cá Việt Nam là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ, đa loài, trình độ ngư dân thấp, trang thiết bị trên tàu lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp để giải quyết các khuyến nghị của EU chưa được triệt để.

Vẫn còn một số nội dung mà theo đánh giá của EU vẫn cần tiếp tục hoàn thiện như việc tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài... EU vẫn cho rằng, việc hoàn thiện thế chế là chưa đạt yêu cầu. Do vậy, từ ngày 23/10, EU chính thức tuyên bố rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng thế nào?

Theo Tổng cục Thủy sản, việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biể, không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng.

Trong thời gian này, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn được diễn ra bình thường. Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định, như: Các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đăc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy trình, thời gian cảnh báo thẻ vàng của EU là 6 tháng.

Sau thời gian trên, có ba khả năng xẩy ra với Việt Nam. Theo đó, nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EU với các minh chứng cụ thể, EU có thể dỡ bỏ thẻ vàng. Nếu việc triển khai các qui định của EU về IUU có tiến bộ, EU có thể thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu

Tuy nhiên, trong trường hợp, các cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EU sẽ giơ thẻ đó, lúc đó, họ sẽ cấm Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang thị trường này.

Theo ông Oai, để khắc phục thực trạng trên, để EU có thể đưa về thẻ xanh, tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025.

Thành lập tổ công tác liên ngành do Bộ NN&PTNT làm Tổ trưởng với sự tham gia của các Bộ, ngành, hội, hiệp hội có liên quan để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU.

Tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU; tiếp tục biên dịch Luật Thủy sản sửa đổi và các văn bản dưới luật khi được sửa đổi ban hành để cung cấp cho EU.

Đối với các địa phương, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm lý tàu cá khai thác không vi phạm về IUU,ngặn chặn, chấm dứt tàu khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản, bắt buộc tàu cá phải lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định...

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đến nay có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ bị EU giơ thẻ phạt, trong đó có 6 quốc gia bị áp dụng biện pháp thẻ đỏ. Tuy nhiên, đến nay, 10 nước được dỡ thẻ vàng, 3 nước đã được dỡ thẻ đỏ.

Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ được EU dỡ thẻ vàng thường 1 đến 2 năm, tuy nhiên, ngay như Thái Lan, dù nỗ lực, nhưng đã 3 năm vẫn chưa được EU gỡ thẻ vàng.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang EU đạt gần 360 triệu USD, chiếm gần 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU. Trong đó, cà ngừ đạt trên 115 triệu USD; mực, bạch tuộc hơn 70 triệu USD, các loại cá biển khác trên 172 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng xuất khẩu cá ngừ sang EU đạt trên 96 triệu USD; mực, bạch tuộc trên 83 triệu USD, và nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt trên 56 triệu USD.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
2 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
7 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
14 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.226.948 VNĐ / tấn

17.99 UScents / lb

0.72 %

- 0.13

Cacao

COCOA

218.689.370 VNĐ / tấn

8,481.00 USD / mt

4.86 %

+ 393.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.658.333 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.851 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.889.647 VNĐ / tấn

1,043.80 UScents / bu

1.43 %

+ 14.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.515.824 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lào chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Diện tích trồng so với Việt Nam, Thái Lan ra sao?
2 giờ trước
Sau Indonesia, Lào sắp trở thành nhà cung cấp sầu riêng cho Trung Quốc, cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam.
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
18 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
19 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
Bất ngờ giá bưởi Việt Nam bán trên kệ siêu thị Hàn Quốc
22 giờ trước
Ngày 10-4, trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart ở Hàn Quốc