Vì sao giá dầu lên sát mức 100USD/thùng khi khủng hoảng năng lượng Nga - Ukraina xảy ra?

14/02/2022 13:36
Nga hiện đang là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới và nếu có xảy ra xung đột và nguồn cung dầu của Nga ra thị trường sụt giảm mạnh, sẽ thật tệ hại cho việc cân bằng cung cầu dầu.

Rủi ro Nga xâm lược Ukraina hiện đang gây chấn động thị trường dầu toàn cầu, đẩy giá dầu lên sát ngưỡng 100USD/thùng khi mà các nhà kinh doanh trên thị trường năng lượng tính toán rằng nguồn cung sẽ khó mà bù đủ cho tác động từ các yếu tố gián đoạn do hoạt động xuất khẩu nguyên liệu hóa thạch của Nga.

Theo Wall Street Journal, nhu cầu dầu hiện đã tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất khi mà các nền kinh tế chậm chạp phục hồi từ thời kỳ đại dịch COVID-10, khiến cho thị trường không còn nhiều khả năng chống chịu nếu có cú sốc năng lượng xảy ra.

Các yếu tố trên đã khiến cho các nhà kinh doanh trong những ngày gần đây phải tính nhiều hơn đến các rủi ro địa chính trị. Giá dầu thô, chưa từng vượt mức 100USD/thùng suốt từ năm 2014, vào ngày thứ Sáu đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm bởi những lo lắng liên quan đến tình hình Ukraina.

Giám đốc điều hành trung tâm chính sách năng lượng thuộc đại học Colombia – Mỹ, ông Jason Bordoff, khẳng định: “Chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn đầy biến động. Rủi ro đang ngày một rõ ràng hơn khi mà tình hình của thị trường năng lượng khó khăn”.

Lo lắng về khả năng Nga tấn công quân sự với Ukraina đang tạo ra thêm nhiều rủi ro cho thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung trong khi từ trước đó, thị trường vốn đã vô cùng lo ngại về lạm phát và lợi suất trái phiếu tăng. Nga đồng thời cũng là nước xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, trong đó có bột mì, thực tế này sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong trường hợp xung đột quân sự, theo các chuyên gia phân tích và tư vấn.

Hiện nay, các chuyên gia phân tích cho rằng sự gián đoạn lớn khó xảy ra bởi chính quyền Biden chưa hề phát đi thông điệp rằng các biện pháp trả đũa sẽ bao gồm việc trừng phạt chống lại ngành năng lượng của Nga. Về phía mình, Nga phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch, và như vậy cũng sẽ chịu hậu quả từ chính các hành động trả đũa của mình.

Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định rằng họ không loại trừ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào và chiến tranh có thể dẫn đến nhiều hậu quả tệ hại. Vào ngày thứ Sáu, Mỹ cảnh báo rằng sự tấn công của quân đội Nga sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kéo theo hàng chục nghìn thương vong. Nga hiện đã triển khai hơn 130.000 quân đến dọc biên giới Ukraina, tuy nhiên vẫn bác bỏ khả năng có ý định tấn công quân sự nước láng giềng này.

Rủi ro cho toàn bộ phần còn lại của thế giới rất lớn. Việc giá khí đốt và dầu tăng vọt sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng lớn lên giá xăng và nhiều loại mặt hàng tiêu dùng khác và nhiều khả năng sẽ đẩy lạm phát lên cao hơn.

Nga giữ vai trò quan trọng trong thị trường hàng hóa toàn cầu. Nga xuất khẩu ước tính khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 12% tổng sản lượng thương mại dầu thô thế giới; ngoài ra là 2,5 triệu thùng xăng tức khoảng 10% khối lượng thương mại toàn cầu, theo tính toán của ngân hàng Cowen. Ước tính khoảng 60% xuất khẩu dầu của Nga được chuyển đến châu Âu và khoảng 30% còn lại sang Trung Quốc.

Căng thẳng xung quanh tình hình Ukraina diễn ra khi mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh vốn được biết đến với cái tên OPEC+ cam kết không bán thêm dầu ra thị trường.

Vào năm ngoái, nhóm này đã cam kết tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Tuy nhiên cho đến nay, sản lượng dầu bán ra thị trường hàng ngày vẫn thấp hơn 1 triệu thùng dầu/ngày so với kế hoạch, theo chuyên gia phân tích về thị trường dầu đồng thời là chủ tịch quỹ Lipow Oil tại Houston.

“Thị trường giờ đây đang đặt câu hỏi về năng lực của OPEC+ trong việc khôi phục sản xuất lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19”, ông Lipow phân tích.

Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hiện đang là hai nước duy nhất trong OPEC+ dường như vẫn còn có khả năng tăng được năng lực sản xuất dầu, ông Lipow nói thêm. IHS Markit dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng ước tính khoảng từ 3,8 triệu thùng dầu cho đến 4 triệu thùng dầu/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12/2021, ngoài ra, nhu cầu dầu sẽ vẫn tiếp tục tăng sau khi biến chủng Omicron hạ nhiệt căng thẳng.

Tin mới

iPhone 16e vừa ra mắt đã thành "gà đẻ trứng vàng" cho Apple
5 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu Counterpoint Research, Apple đã vượt qua Samsung để giành vị trí số 1 về thị phần trong Quý 1 năm 2025.
Phó Thủ tướng nhắc nhở một số địa phương "đá bóng lên, đá bóng xuống" khi gỡ khó cho điện sạch
5 giờ trước
Theo Phó Thủ tướng, một số địa phương chưa tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm
LG ước tính doanh thu quý I cao kỷ lục, vượt mốc 22 nghìn tỷ KRW
5 giờ trước
LG Electronics (LG) công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2025 với doanh thu hợp nhất đạt 22,7 nghìn tỷ KRW và lợi nhuận hoạt động đạt 1,3 nghìn tỷ KRW.
Ớt, chanh leo, tổ yến... Việt Nam sắp được xuất sang Trung Quốc
5 giờ trước
Ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ là những mặt hàng sắp tới được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Thị trường ngày 16/4: Dầu giảm, vàng tăng, đường thấp nhất 2 năm
5 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 15/4, giá dầu ổn định khi thị trường theo dõi thay đổi mới nhất về thuế quan của Mỹ. Giá vàng tăng nhờ đồng đô la suy yếu và căng thẳng thuế quan thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Đường thô chạm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.670.920 VNĐ / tấn

163.00 JPY / kg

3.26 %

- 5.50

Đường

SUGAR

9.975.521 VNĐ / tấn

17.52 UScents / lb

1.96 %

- 0.35

Cacao

COCOA

206.664.453 VNĐ / tấn

8,002.00 USD / mt

2.97 %

- 245.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.633.984 VNĐ / tấn

368.18 UScents / lb

0.05 %

- 0.18

Gạo

RICE

16.134 VNĐ / tấn

13.73 USD / CWT

0.15 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.762.950 VNĐ / tấn

1,028.80 UScents / bu

0.69 %

- 7.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.342.827 VNĐ / tấn

293.05 USD / ust

0.46 %

- 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm gốc 'cây tỷ đô' gãy đổ do mưa đá, lốc xoáy
6 giờ trước
Cơn mưa đá kèm lốc xoáy kéo dài 30 phút khiến 130 cây sầu riêng của người dân ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng bị bật gốc, hư hại.
Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
8 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
9 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam
1 ngày trước
Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu số 1 Việt Nam.