Vì sao Hà Nội phải kéo dài thời gian giãn cách thêm 15 ngày?

07/08/2021 10:08
Vào ngày 6/8 đã diễn ra cuộc họp về tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên đại bàn Hà Nội. Theo đó, tại buổi họp, Thành ủy Hà Nội đã nhất trí ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố đến 6h00, ngày 23/8/2021.

Vào ngày 6/8 đã diễn ra cuộc họp về tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên đại bàn Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng.

Theo đó, tại buổi họp, Thành ủy Hà Nội đã nhất trí ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố đến 6h00, ngày 23/8/2021.

Lý giải về việc kéo dài thêm thời gian giãn cách Hà Nội thêm 15 ngày, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau gần 2 tuần thực hiện quy định giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND, Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kết quả cơ bản ban đầu, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn còn có những khó khăn, phức tạp, đặc biệt là diễn biến dịch bệnh vẫn tiềm tàng những nguy cơ cao, bởi Hà Nội là trung tâm cả nước, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia nên thực tế Hà Nội không thể "đóng cứng", vẫn có giao thương, vận chuyển hàng hóa.

Chưa kể, xung quanh Hà Nội, các tỉnh vẫn có dịch; các ca bệnh nằm rải rác ở khắp 30 quận, huyện, trong đó, nhiều quận huyện có số ca mắc lớn, như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh... Dịch bệnh đã xâm nhập vào những nơi rất phức tạp, như: khu công nghiệp, chợ, siêu thị, bệnh viện, các khu dân cư đông người... Tiếp nữa, còn nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây.

"Chính vì thế, nếu dừng việc giãn cách thì những thành quả, những kết quả đạt được trong thời gian giãn cách vừa qua khó mà đảm bảo được", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Hơn nữa, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch. Trong giai đoạn này cũng là cần thiết để củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện, trên tất cả các mặt công tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

"Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình như vậy, qua báo cáo của các ngành, tư vấn của chuyên gia, Thành phố quyết định thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND thêm 15 ngày", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu rõ.

Giãn cách nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho người dân

Về tình hình cung ứng hàng hoá trên địa bàn Thành phố, Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan thông tin, khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND Thành phố, Sở Công thương đã chủ động các hệ thống phân phối để cung ứng hàng hoá gấp 3 lần thông thường; với 194 nghìn tỷ đồng cho việc dự trữ hàng hoá, các doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng ở các kho.

Sở cũng đã phối hợp với các địa phương bố trí các điểm bán hàng lưu động phù hợp, vận động các đơn vị có những điểm bán hàng không thiết yếu chuyển sang bán hàng thiết yếu; tăng cường thương mại điện tử, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho các khu vực cách ly...

Ngoài ra, Sở Công thương kích hoạt thêm 800 điểm bán hàng thiết yếu, đang phối hợp với Bưu điện Thành phố để mở thêm 472 điểm nữa và phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để mở thêm các điểm bán hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân.

Bên cạnh đó, ngoài 21 tỉnh, thành khu vực phía Bắc đang cung cấp cho thị trường Hà Nội, Sở Công thương đã phối hợp với một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, những tỉnh chưa có dịch, để chủ động sẵn sàng thay thế nguồn cung cho các địa phương đang cung cấp cho Hà Nội nếu như có dịch.

"Khẳng định 1 lần nữa, trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND Thành phố, việc cung ứng hàng hóa cho người dân đảm bảo đầy đủ, giá cả bình ổn, không để thiếu hàng, sốt hàng, không để người dân không mua sắm được hàng hóa thiết yếu", quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Về việc một số chợ đầu mối và một số cửa hàng Vinmart có F0 nên phải đóng cửa để phòng, chống dịch, quyền Giám đốc Sở Công thương cho biết, Sở đã phối hợp với các địa phương để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo cân đối cung cầu.

Đối với chợ đầu mối phía Nam, lưu lượng hàng hóa qua chợ khoảng gần 300 tấn hàng/ngày, lượng rau củ quả chiếm 1/3, trái cây 2/3 và chủ yếu từ các tỉnh phía Nam ra, như vậy, lượng rau củ quả không lớn lắm nên chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình cung ứng của Hà Nội.

Còn đối với chợ đầu mối Minh Khai, hầu hết tiêu thụ cho người dân tại các huyện của Hà Nội và một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam. Sở đã phối hợp với các huyện tập trung hàng hóa lại, giao cho hệ thống phân phối của các siêu thị thu mua nên giảm ở chợ đầu mối thì tăng ở các siêu thị, vẫn đảm bảo cung ứng hàng hóa trên địa bàn một cách bình thường.

Thành phố cũng đang chỉ đạo Sở Y tế và Sở Công thương xây dựng hướng dẫn chung cho các điểm bán, khi có F0 phải đóng cửa và khi mở cửa trở lại phải đảm bảo yêu cầu dịch tễ. Dự kiến, sang tuần, chợ đầu mối phía Nam sẽ hoạt động trở lại; còn chợ đầu mối Minh Khai đang triển khai phun khử khuẩn để nhanh chóng hoạt động trở lại.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tìm các điểm đất trống để giãn các chợ đầu mối hoặc nếu như các chợ đầu mối phải đóng cửa để phòng chống dịch.

Hiện, Sở đang dự kiến một số điểm, gồm: Bến xe Hà Đông; Cụm công nghiệp Nam Hà Nội; Khu tái định cư tại Tiên Dược, Sóc Sơn; Khu triển lãm tại 489 Hoàng Quốc Việt và 1 điểm ở Gia Lâm... để trung chuyển hàng hóa, hạn chế vào các chợ đầu mối sâu trong nội thành.

"Tất cả các phương án này Thành phố đang quyết liệt chỉ đạo triển khai đồng bộ, tích cực để vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đảm bảo hiệu quả, quan trọng nhất là đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội", Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
56 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
2 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
16 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.