Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch Covid-19?

18/03/2020 09:26
Việc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) quyết định vẫn vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam đã làm dấy lên nhiều tranh luận trái chiều trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Những ngày qua, trong lúc tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi châu Âu đang trở thành điểm nóng với hàng loạt ca mắc mới mỗi ngày, một số chuyến bay từ London, Paris về Hà Nội đã có người mắc Covid-19, việc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) quyết định vẫn vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam đã làm dấy lên nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều người băn khoăn tại sao không dừng hẳn các chuyến bay này để hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm từ châu Âu?

Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Chuyến bay từ châu Âu về trong mùa dịch hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn - Quảng Ninh sáng 16-3. Ảnh: CTV

Trao đổi về việc này, đại diện Vietnam Airlines cho biết là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines là lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, do đó có trách nhiệm quan trọng trong việc đồng hành, phối hợp cùng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích của Tổ quốc, nhân dân. Trong diễn biến dịch Covid-19 căng thẳng, Vietnam Airlines có sứ mệnh chuyên chở người nước ngoài trở về quê hương, cũng như đưa công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước.

Trên cơ sở rà soát yêu cầu, nguyện vọng và làm việc với các cơ quan chức năng, Vietnam Airlines đang duy trì tối thiểu các chuyến bay giữa Việt Nam và các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức để phục vụ nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, với điều kiện hành khách phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu liên quan đến sức khỏe cũng như xuất, nhập cảnh.

Những chuyến bay đặc biệt này khởi hành từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), vận chuyển hành khách đảm bảo đầy đủ điều kiện xuất, nhập cảnh và sức khoẻ trở về Việt Nam. Nhân viên của hãng tiến hành phỏng vấn và đo thân nhiệt bắt buộc để đảm bảo hành khách đủ điều kiện sức khỏe thực hiện chuyến bay về Việt Nam. Hành khách phải đeo khẩu trang, găng tay trong toàn bộ hành trình trên chuyến bay. Hành khách cũng sẽ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe liên tục trên chuyến bay và tiến hành cách ly tập trung 14 ngày theo đúng quy định sau khi hạ cánh.

Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch Covid-19? - Ảnh 2.

Hành khách trên các chuyến bay bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian bay

Để hạn chế khả năng lây nhiễm, các dịch vụ trên chuyến bay chỉ được phục vụ tối thiểu với nước uống, đồ ăn khô.

Toàn bộ phi hành đoàn trên các chuyến bay này đều được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay, được trang bị đồ y tế đặc chủng ngay từ khi ở Việt Nam, gồm quần áo bảo hộ, găng tay, kính chắn, khẩu trang, khăn y tế tẩm cồn và dung dịch sát khuẩn. Các tiếp viên mặc trang phục bảo hộ phục vụ hành khách trong suốt 12-13 giờ bay. Các máy bay sau khi hạ cánh tại sân bay thích hợp (các sân bay Vân Đồn, Cần Thơ được lựa chọn làm điểm đón hành khách về từ châu Âu) được khử trùng toàn bộ khu vực của phi hành đoàn, khoang hành khách và hầm hàng hóa.

Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch Covid-19? - Ảnh 3.

Các phi công, tiếp viên mặc trang phục bảo hộ trước khi thực hiện chuyến bay

Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không Việt Nam duy nhất khai thác các đường bay giữa Việt Nam và châu Âu, một trong những tuyến đường bay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, ngoại giao.

Được biết, để ứng phó dịch Covid-19, các Trung tâm Điều hành khai thác (TTĐHKT) dự phòng bên ngoài trụ sở của Vietnam Airlines đã được kích hoạt, sẵn sàng hoạt động. Đây là một trong các kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ngoài việc trang bị các dụng cụ y tế để bảo vệ người lao động, bảo vệ nghiêm ngặt TTĐHKT tại trụ trở chính, các TTĐHKT dự phòng bên ngoài trụ sở đã được kích hoạt và luôn sẵn sàng hoạt động 24/7.

Các TTĐHKT dự phòng này có đầy đủ tính năng và nguồn lực để đảm bảo việc điều hành khai thác các chuyến bay, lịch bay, kỹ thuật, dịch vụ... thông suốt, ổn định trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo hãng đã phân công một số Phó Tổng giám đốc làm việc ở trung tâm điều hành phía Nam của Vietnam Airlines tại TP HCM để đảm bảo công tác điều hành nếu dịch bệnh tăng cao.

Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch Covid-19? - Ảnh 4.

Các cán bộ điều hành khai thác diễn tập hoạt động tại trung tâm dự phòng

Trước đó, Vietnam Airlines đã triển khai các phương án làm việc từ xa, làm việc tại nhà cho lãnh đạo, nhân viên các bộ phận; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, cho phép người lao động trao đổi chuyên môn mọi nơi, mọi lúc mà không cần gặp mặt trực tiếp. Các cuộc họp chuyên môn được diễn ra cùng lúc tại nhiều nơi trong và ngoài trụ sở để hạn chế lây nhiễm chéo. Đồng thời, nhiều biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc tại trụ sở hãng cũng đã được triển khai như kiểm tra thân nhiệt tại cổng ra vào, yêu cầu 100% người lao động đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay sát trùng trong thời gian làm việc…

"Chở khách tiếp tục như này để đáp ứng nhu cầu của các kiều bào nước ngoài về nước như vậy là rất chính đáng. Không thể vì tình hình dịch bệnh cam go mà hàng triệu đồng bào và hàng triệu hàng khách không thể về với đất mẹ Việt Nam.

Còn nhiều hành khách từ tâm dịch châu Âu muốn về đất mẹ Việt Nam, còn bao nhiêu người cha người mẹ muốn gặp con cái của mình và không an lòng khi con cái đang ở nơi dịch bệnh bùng phát, bao nhiêu gia đình muốn được sum họp... và còn biết bao người ngóng trông nhau qua nửa vòng trái đất...

Chừng nào hành khách vẫn lựa chọn, chúng tôi sẽ bay. Chừng nào đồng bào vẫn muốn về quê mẹ Việt Nam, chúng tôi sẽ đón"

Tiếp viên trưởng Vũ Thị Kim Cúc

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
50 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
38 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
46 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
15 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
19 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
20 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
21 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.