Vì sao im ắng tại Việt Nam nhưng Mobiistar tự tin 'mang chuông đi đánh xứ người' và kỳ vọng lọt top 5 tại thị trường lớn thứ 2 thế giới?

20/03/2019 06:29
Mobiistar là doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh thương hiệu Việt đã xuất hiện 9 năm. Sau một thời gian im ắng tại thị trường nội địa, thương hiệu bất ngờ có những thay đổi mạnh mẽ khi mang chuông đi đánh xứ người tại Ấn Độ.

Trang Teleanalysis (Ấn Độ) dẫn lời Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Ngô Nguyên Kha tuyên bố lọt top 5 thương hiệu smartphone hàng đầu trong phân khúc cấp thấp vào cuối năm nay tại thị trường này.

Nhờ đâu thương hiệu Việt Nam này lại tự tin như vậy? Teleanalysis cho rằng có 4 điểm rơi đúng mà Mobiistar có được.

Đúng thị trường và đúng thời điểm

Mặc dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng nếu có bất kỳ thị trường nào trên thế giới, một công ty sản xuất điện thoại thông minh muốn bắt đầu kinh doanh thì đó phải là Ấn Độ. Đây là thị trường smartphone lớn thứ hai và phát triển nhanh nhất thế giới. Thị trường đầy tiềm năng với hơn một tỷ khách hàng sẵn sàng rộng mở cho bất kỳ công ty nào tới đây.

CEO Ngô Nguyên Kha hiểu điều này khá rõ. "Chúng tôi chọn Ấn Độ bởi đây là một thị trường rất lớn. Đất nước này cũng là nơi có rất nhiều điều thú vị về công nghệ, tiến bộ và những điều mới mẻ", ông Kha chia sẻ trong buổi ra mắt công ty vào tháng 5 năm ngoái.

Bên cạnh thị trường phù hợp, Teleanalysis đánh giá Mobiistar cũng vào Ấn Độ vào đúng thời điểm. Thị trường này từng quá chật chội bởi hơn 100 thương hiệu smartphone cạnh tranh nhưng hiện chỉ còn lại dưới 15 thương hiệu cung cấp sản phẩm. Những doanh nghiệp nội địa từng được xem là trụ cột như Karbonn, Micromax hay Lava đã bị các đối thủ đến từ Trung Quốc tàn phá và gần như biến mất khỏi thị trường.

Vì sao im ắng tại Việt Nam nhưng Mobiistar tự tin mang chuông đi đánh xứ người và kỳ vọng lọt top 5 tại thị trường lớn thứ 2 thế giới? - Ảnh 1.

Giai đoạn đào thải thị trường được xem là đã tạm qua khi một số ít người chơi như Xiaomi, Samsung, Nokia, Oppo, Vivo và One Plus đang là những người đang cung ứng hơn 63% lượng tiêu thụ điện thoại thông minh của Ấn Độ. Tiếp sau đó là những tên tuổi khác như Asus, Huawei, Honor, Motorola, Lenovo, RealMe và Poco chia nhau phần còn lại của chiếc bánh.

Mặc dù tất cả các thương hiệu trên đều có gần như đủ các sản phẩm điện thoại thông minh từ cấp thấp đến cao cấp thì Mobiistar chỉ tập trung vào điện thoại giá rẻ, dưới 10.000 Rupee. Đây là nhóm sản phẩm có tiềm năng lớn nhưng hiện đang bị nhiều doanh nghiệp bỏ quên bởi các sản phẩm chất lượng.

Mobiistar kỳ vọng đây là con át chủ bài trong cuộc chơi.

Đúng sản phẩm

Mobiistar nhanh chóng cho ra mắt 9 mẫu điện thoại thông minh trong 9 tháng tại Ấn Độ. Vào tháng 5 năm ngoái, khi công ty này tiến vào Ấn Độ, họ đã ra mắt 2 điện thoại thông minh - Mobiistar XQ Dual và Mobiistar CQ có lần lượt 7.999 Rupee và 4.999 Rupee.

Theo Mobiitstar, XQ Dual, đi kèm với camera selfie kép vốn có nhu cầu cao từ khách hàng và giá thành rẻ hơn. Các điện thoại này chỉ được bán trực tuyến.

Vào tháng 8, Mobiistart tiến thêm bước liên doanh vào các cửa hàng vật lý ngoại tuyến khi cảm thấy khách hàng của mình muốn đến cửa hàng và trực tiếp cảm nhận về điện thoại trước khi mua.

"Đây có lẽ sẽ là điện thoại thông minh đầu tiên của họ sau khi chuyển đổi từ điện thoại di động truyền thống. Họ có thể muốn cảm nhận, trải nghiệm nó trước khi mua.", CEO Mobiistar cho biết.

Công ty sau đó đã tung ra 5 mẫu điện thoại cùng 1 lúc: C1, C2, C1 Light, X1 Dual và E1 Selfie. Trong đó 3 dòng sản phẩm đầu tiên có giá khoảng từ 4300 đến 6300 Rupi, 2 dòng sản phẩm cuối cùng có giá lần lượt là 10.500 và 8400 Rupee.

Vào tháng 1 năm nay, công ty đã ra mắt thêm 2 mẫu - C1 Shine và X1 Notch, mẫu thứ hai có màn hình notch (thuật ngữ để nói về một vết cắt hình chữ U vào trên cùng của màn hình).

Đúng người

Nhà sáng lập Mobiistar muốn duy trì công ty của mình tinh gọn và tối ưu. Chia sẻ với Teleanalysis, CEO Ngô Nguyên Kha cho rằng anh e ngại việc tuyển quá nhiều người nhưng không ngần ngại nếu tuyển đúng người.

Vì sao im ắng tại Việt Nam nhưng Mobiistar tự tin mang chuông đi đánh xứ người và kỳ vọng lọt top 5 tại thị trường lớn thứ 2 thế giới? - Ảnh 2.

Vào tháng 7 năm 2018, ngay trước khi công ty bắt đầu kinh doanh ngoại tuyến, Mobiistar đã mời Ajitabh Jerath làm Phó chủ tịch phụ trách bộ phận bán hàng và vận hành cho thị trường Nam và Tây Ấn. Tương tự, Hardeep Singh Johar được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch bán hàng và vận hành cho thị trường Đông và Bắc Ấn.

Hai người này đã tham gia với nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh viễn thông. Trong khi Jerath trước đó đã phục vụ với Reliance, Nokia, Gionee và Tata Docomo, Johar đã phục vụ với Airtel, Aircel, TTSL, Gionee và Titan.

Sau đó 1 tháng, Mobiistar đã bổ nhiệm Anirudhha Deb làm Giám đốc Tiếp thị. Vị này có hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo và tiếp thị. Ông đã có kinh nghiệm làm việc các công ty như Cheil SW Asia và Lowe, và tiếp xúc với các khách hàng như Unilever, KFC, Bộ Du lịch Ấn độ, Nestle, Vodafone và LG.

Đúng chiến lược phân phối

Mặc dù chiến lược ban đầu của Mobiistar khi tiến quân vào Ấn Độ thông qua nền tảng trực tuyến, nhưng họ sớm nhận ra rằng người mua điện thoại phân khúc trung bình sẽ thích một cửa hàng vật lý và nhận sản phẩm ngay khi trả tiền. Nhóm khách hàng này không muốn đợi hai đến ba ngày để sở hữu chúng.

Đến tháng 8, thương hiệu này đã hiện diện tại 1000 cửa hàng bán lẻ và điều này khiến Mobiistar tự tin cho ra mắt 5 mẫu điện thoại thông minh cùng lúc. Đến tháng 1 vừa qua, công ty đã có mạng lưới 470 nhà phân phối. Thương hiệu Việt tuyên bố các sản phẩm của mình có sẵn tại hơn 37.000 cửa hàng bán lẻ của 475 thành phố và thị trấn ở 27 tiểu bang Ấn Độ.

Còn thử thách phía trước

Teleanalysis không phủ nhận Mobiistar vào thị trường Ấn Độ vào đúng thời điểm và điều may mắn là tồn tại một khoảng trống lớn trong phân khúc điện thoại thông minh do các tay chơi Ấn Độ để lại có thể được lấp đầy bởi Mobiistar. Nhưng thương hiệu Việt Nam cũng không tránh khỏi các điều kiện thị trường cạnh tranh hiện tại và cũng như những sai lầm tương tự như các doanh nghiệp Ấn Độ: không cảm nhận được nhịp đập của khách hàng và không lường trước được nhu cầu trong tương lai.

Mặc dù vậy Mobiistar cho biết hiện tốc độ tăng trưởng 20% ​​mỗi tháng. Thành quả này có được do cách tiếp cận toàn diện bao gồm các sản phẩm phù hợp với công nghệ mới nhất và tính năng mới, giá cả phù hợp và phục vụ đúng khách hàng. Điều này sẽ giúp công ty duy trì sự tăng trưởng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
14 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
25 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
1 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
49 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.