Vì sao khách bay nội địa giảm, quốc tế tăng mạnh?

25/03/2022 12:34
Theo Cục Hàng không, trong 3 tháng đầu năm nay, lượng khách nội địa giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó khách quốc tế tăng tới hơn 176% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ đường bay thường lệ quốc tế được mở từ ngày 1/1/2022.

Số liệu từ Cục Hàng không cho thấy, tới tháng 3/2022, thị trường nội địa có 6 hãng hàng không khai thác trung bình từ 55-60 đường bay. Lượng khách nội địa trong 3 tháng đầu năm đạt khoảng 13 triệu lượt, giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 98 nghìn tấn, giảm 5% so với cùng kỳ.

Lượng khách nội địa qua đường hàng không quý 1 năm nay giảm so với cùng kỳ được lý giải do giai đoạn trước Tết Nguyên đán dịch bệnh bùng phát, nhiều địa phương áp dụng các biện pháp giám sát y tế chặt chẽ với khách từ tỉnh thành khác tới. Điều này đã hạn chế khách đi lại. Khi các quy định này được gỡ bỏ những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu khách đi lại mới khôi phục dần.

Với vận chuyển khách quốc tế , từ ngày 1/1/2022 Việt Nam bắt đầu khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ, và từ ngày 15/3 đã gỡ bỏ các rào cản với khách quốc tế nhập cảnh (khôi phục quy định khách nhập cảnh như giai đoạn chưa có dịch COVID-19).

Tính đến tháng 3/2022, thị trường hàng không quốc tế có 23 hãng hàng không trong và nước ngoài khai thác đường bay thường lệ kết nối với 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, với 67 đường bay. So với giai đoạn năm 2019 (trước dịch COVID-19), còn 8 quốc gia chưa khôi phục lại các đường bay thường lệ với Việt Nam, gồm: Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ.

Trong 3 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 321 nghìn khách, tăng tới hơn 176% so với cùng kỳ 2021; hàng hóa quốc tế thông qua đạt 292 nghìn tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ.

Trong đó, riêng các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển trên 141 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 441% so với cùng kỳ 2021 (chiếm 44% thị phần); vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 38 nghìn tấn, tăng hơn 113% so với cùng kỳ.

Vì sao khách bay nội địa giảm, quốc tế tăng mạnh? - Ảnh 1.

Thị trường hàng không Việt Nam bắt đầu hồi phục mạnh mẽ sau khi các chính sách mở cửa với khách nội địa và quốc tế được áp dụng.


Tới nay, Singapore là thị trường có tần suất bay cao nhất với 45 chuyến khứ hồi/tuần, trong khi đường bay đi/đến Nhật Bản có lượng khách tấp nập nhất với trên 10 nghìn khách (chiếm 18% tổng khách bay quốc tế).

Dự kiến từ tháng 4 tới sẽ có thêm các đường bay thường lệ từ Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đến Đà Nẵng.

Cục Hàng không đánh giá, từ ngày 15/3 (với Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ) Việt Nam đã gỡ bỏ nhiều rào cản, hạn chế với khách quốc tế nhập cảnh, điều này đã tạo điều kiện cho khách quốc tế đi lại, góp phần tăng sản lượng khách và hàng hoá. Tuy nhiên, ngành hàng không hiện gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao , tạo áp lực tăng chi phí cho các hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không.

Riêng với đường bay thường lệ giữa Việt Nam và Nga do Vietnam Airlines khai thác đã tạm dừng từ ngày 25/3, theo Cục Hàng không, việc dừng khai thác này là bất khả kháng, để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Cục Hàng không cho biết, đã báo cáo Bộ GTVT đề nghị có văn bản gửi Bộ GTVT Nga, cũng như đề nghị Bộ Ngoại giao thông báo các cơ quan liên quan của Nga về lý do Vietnam Airlines tạm dừng khai thác đường bay với Nga.

Đồng thời Cục Hàng không Việt Nam cũng có văn bản gửi Nhà chức trách hàng không Nga để thông báo cụ thể về nội dung trên, và sẵn sàng cấp phép khai thác cho các hãng hàng không Nga khai thác đến Việt Nam khi có đề nghị.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.897.859 VNĐ / thùng

74.68 USD / bbl

0.61 %

+ 0.45

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.794.355 VNĐ / thùng

70.61 USD / bbl

0.73 %

+ 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.177.117 VNĐ / m3

3.16 USD / mmbtu

5.31 %

- 0.18

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
10 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
13 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
15 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.