Vì sao loạt doanh nghiệp như VinFast, Grab, Traveloka... lần lượt chọn IPO thông qua SPAC tại Mỹ?

27/05/2021 06:46
Thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á đã lựa chọn hình thức niêm yết thông qua SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt), thay vì phát hành lần đầu ra mắt công chúng.

Chỉ riêng trong năm 2020, khoảng 200 SPAC được công khai và huy động khoảng 64 tỷ USD tài trợ. Nhìn chung, xu hướng này được dẫn dắt phần lớn bởi các doanh nghiệp công nghệ. Lý do là SPAC mang đến cơ hội nhanh hơn trong bối cảnh dịch bệnh và cạnh tranh khốc liệt.

Thông thường, IPO truyền thống tại Mỹ sẽ mất ít nhất 6 tháng tới 1 năm chuẩn bị để các nhà chức trách đánh giá và thăm dò nhà đầu tư. Trong khi đó, sáp nhập với một SPAC có thể đẩy nhanh tiến độ. Sau khi cổ đông của SPAC phê duyệt thâu tóm, chỉ cần 3 tới 4 tháng để hoàn thành niêm yết.

Như vậy, phương án này hấp dẫn hơn hẳn với các công ty cần huy động vốn nhanh chóng. SPAC cũng tạo sự chắc chắn về số vốn mà một công ty có thể huy động do bản thân họ đã có sẵn tiền.

Vì sao loạt doanh nghiệp như VinFast, Grab, Traveloka... lần lượt chọn IPO thông qua SPAC tại Mỹ? - Ảnh 1.

Sáp nhập với SPAC ngày càng phổ biến với các công ty công nghệ mới nổi khu vực châu Á, bởi họ cần được bơm tiền nhằm tăng trưởng và theo kịp đối thủ. Bên cạnh đó, sáp nhập với SPAC cũng là cách thức tiếp cận thị trường Hoa Kỳ dễ dàng.

Tính đến 23/4, đã có 7 công ty trụ sở tại châu Á IPO tại Hoa Kỳ thông qua SPAC kể từ năm 2020. Dữ liệu của Morrison & Foerster cho hay, có thêm 8 công ty trong khu vực thông báo kế hoạch IPO qua SPAC. Theo PitchBook, tính đến 27/4, tổng cộng 14 SPAC trụ sở tại châu Á đã huy động 2,8 tỷ USD trong năm 2021, phá kỷ lục 2 tỷ USD đạt được năm 2020 và tăng mạnh so với mốc 390 triệu USD năm 2019.

Vì sao loạt doanh nghiệp như VinFast, Grab, Traveloka... lần lượt chọn IPO thông qua SPAC tại Mỹ? - Ảnh 2.

Vừa qua, hãng đặt xe công nghệ Grab Holdings đồng ý thỏa thuận phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thông qua thương vụ sáp nhập với một SPAC là công ty liên kết của quỹ đầu tư công nghệ Altimeter Capital Management LP.

Việc sáp nhập này đẩy giá trị của Grab chạm mốc 40 tỷ USD, trở thành thương vụ liên quan tới công ty SPAC lớn nhất từ trước tới nay. Vụ sáp nhập với SPAC sẽ mở đường cho Grab niêm yết tại Hoa Kỳ. Grab cho biết họ dự định niêm yết trên sàn Nasdaq với mã GRAB sau khi thương vụ hoàn tất. Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận khoảng 4,5 tỷ USD tiền mặt.

Traveloka cũng đang trong giai đoạn đàm phán để IPO thông qua sáp nhập với Bridgetown Holdings, một công ty SPAC được tỷ phú Richard Li và Peter Thiel, theo Bloomberg. Định giá của Traveloka có thể đạt mốc 5 tỷ USD sau IPO. Lúc này Traveloka có định giá 1 tỷ USD.

Hay như gần đấy nhất là VinFast, công ty con về sản xuất ô tô của Tập đoàn Vingroup đã lên kế hoạch IPO tại thị trường chứng khoán Mỹ thông qua SPAC. VinFast có kế hoạch IPO với mục tiêu huy động ít nhất 2 tỷ USD. Song, mới đây nhất, hãng Reuters đưa tin thương vụ này có thể sẽ chậm hơn dự kiến.

Lý giải về điều này, Reuters cho rằng do những yếu tố bất định về việc quản lý SPAC tại Hoa Kỳ. Năm 2021, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã tăng cường giám sát các công ty SPAC này. Bên cạnh đó, SEC cũng quan ngại về phí, xung đột lợi ích và tiền thù lao cho người tài trợ.

Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp đi theo xu hướng tương tự Grab, Traveloka hay VinFast nhờ sự bùng nổ của thị trường vốn, cũng như xu hướng sáp nhập với SPAC giúp việc IPO trở nên đơn giản hơn. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ được bơm lượng vốn khổng lồ từ các tập đoàn lớn, điển hình như SoftBank, Uber, Facebook, Google, Microsoft, Tencent...

Xu hướng này vẫn còn những thách thức như SPAC phải mua và thâu tóm một công ty đang hoạt động trong vòng 2 năm theo quy định niêm yết tại Hoa Kỳ, nếu không phải giải thể và trả lại vốn cho cổ đông. Nhưng nhìn chung, SPAC vẫn là một lựa chọn có tính khả thi cao cho các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á nhằm tiến đến thị trường Hoa Kỳ, mở rộng hoạt động và tăng trưởng doanh thu.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.