Hiện nay, tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới nằm ở thủ đô Baghdad của Iraq. Tọa lạc trên khu đất rộng 42ha, đây cũng là tòa đại sứ lớn nhất thế giới, và gấp khoảng 5 lần tòa sứ quán Mỹ ở Yerevan, vốn là cơ sở ngoại giao lớn thứ 2 của Mỹ ở nước ngoài. Tổ hợp tòa sứ quán ở Baghdad có chi phí xây dựng lên đến 750 triệu USD.
Tòa đại sứ Mỹ lớn thứ 2 thế giới là ở thủ đô Yerevan của Armenia. Được hoàn thành vào năm 2005, công trình này tọa lạc trên khu đất rộng gần 90.000 m2. Đại sứ quán lớn thứ 3 của Mỹ trên thế giới là ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà cao 8 tầng nằm trên 46.000 m2, có tổng chi phí 434 triệu USD.
Đặc biệt tòa đại sứ Mỹ được xây dựng tại London, Anh cũng chỉ có mức chi phí xây dựng 1 tỷ USD, đây hiện đang là tòa sứ quán đắt nhất của Mỹ từng được xây dựng trên thế giới.
Có thể thấy, với mức đầu tư xây dựng lên đến 1,2 tỷ USD, tòa đại sứ Mỹ xây dựng tại Việt Nam sẽ trở thành tòa sứ quán đắt nhất trên thế giới, lớn hơn tòa ở Anh 200 triệu USD, hơn 500 triệu USD so với toàn ở Baghdad, đặc biệt có giá trị gấp gần 3 lần so với tòa sứ quán của Mỹ tại Trung Quốc.
Vì sao Mỹ lại đầu tư xây dựng tòa đại sứ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam?
Phát biểu về mối quan hệ giữa 2 bên, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cho rằng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt là ý nghĩa đối với Mỹ. Việc Mỹ đã ký thỏa thuận thuê đất xây dựng sứ quán mới tại Hà Nội lên đến 99 năm là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Ngoài ra, giải mã về việc đầu tư xây tòa đại sứ có giá trị 1,2 tỷ USD tại Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết, khi một nước quyết định đầu tư xây dựng tòa đại sứ, thì nó không chỉ là một tòa nhà. Đại sứ quán thể hiện Việt Nam quan trọng thế nào trong hợp tác của Mỹ với cả khu vực và với Việt Nam. "Phải đủ tầm quan hệ hai nước, vị thế khu vực, thì Hoa Kỳ mới quyết định ưu tiên về chính sách đối ngoại và đầu tư lớn vào đây", ông Vinh nhận xét.
Theo Forbes, thời gian gần đây, đối tác thương mại có kim ngạch song phương với Mỹ tăng nhanh nhất là Việt Nam. Kim ngạch song phương trong 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico.
Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt gần 45,1 tỷ USD. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược thúc đẩy phát triển thương mại của Mỹ.
Đặc biệt, Đại sứ Phạm Quang Vinh còn chỉ ra 3 lý do tại sao Mỹ lại xây dựng tòa quán sứ có giá trị lớn nhất so với các tòa quán sứ của Mỹ đã từng xây dựng trên thế giới.
"Trước hết, quan hệ hai nước cả về song phương hay về vấn đề gắn kết với khu vực đều chứng tỏ Mỹ cần phải có 1 bộ máy, bao gồm cả tòa nhà lớn hơn, đủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn do đà quan hệ hai nước đã tạo ra.
Thứ 2, chắc chắn phải cam kết lâu dài hợp tác với Việt Nam, cũng như khu vực thì mới có sự kiện này.
Thứ 3, đây là câu chuyện hợp tác để gỡ những khó khăn thủ tục, "có đi có lại" và cùng thuận lợi giữa hai nước", cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ cho biết.
Theo bà Kamala Harris, thời hạn 99 năm cho Đại sứ quán thể hiện cam kết lâu dài. Còn ông Phạm Quang Vinh thì nhận xét: "Chắc sẽ còn nhiều 99 năm khác nữa, tôi tin là như vậy".