Vì sao ngân hàng miễn phí giao dịch online nhưng tăng phí tin nhắn SMS?icon

Trong xu hướng đua miễn phí giao dịch online, nhiều ngân hàng đã tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app).

Trong xu hướng đua miễn phí giao dịch online, nhiều ngân hàng đã tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app).

 

Phản ánh đến Báo Người Lao Động, một số bạn đọc cho biết có nhận được tin nhắn từ tổng đài của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) về việc tăng phí duy trì dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn SMS từ 11.000 đồng/tháng lên 22.000 đồng/tháng.

Bạn đọc thắc mắc: Vietcombank và nhiều ngân hàng thương mại khác đang đẩy mạnh miễn phí dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng cá nhân, vì sao lại tăng phí duy trì tin nhắn SMS Banking? Vietcombank hiện miễn phí hoàn toàn các giao dịch chuyển tiền trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, miễn phí duy trì dịch vụ VCB Digibank và phí quản lý 1 tài khoản mặc định đăng ký VCB Digibank.

Trong khi đó, theo thông báo của Vietcombank, từ đầu năm nay, ngân hàng áp dụng phí dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn SMS theo số lượng tin nhắn trong tháng. Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn SMS qua tài khoản của khách hàng dưới 20 tin phí là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại và sẽ tăng dần. Mức phí SMS cao nhất là 70.000 đồng/tháng nếu từ 100 tin nhắn trở lên.

Vì sao ngân hàng miễn phí giao dịch online nhưng tăng phí tin nhắn SMS? - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng khuyến khích khách hàng nhận thông qua qua app để miễn phí và ngân hàng cũng giảm chi phí từ việc thông báo tin nhắn qua SMS

Theo ghi nhận, không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng áp dụng chính sách tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app) Mobile Banking của ngân hàng để được miễn phí.

Sacombank từ nhiều tháng qua đã ngừng việc thông báo biến động tài khoản thanh toán qua tin nhắn SMS mà chuyển sang thông báo trên app Sacombank Pay. Chính sách này được lý giải nhằm nâng cao trải nghiệm và tối ưu chi phí cho khách hàng. Cụ thể, ngân hàng này miễn phí gửi thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán của khách hàng qua ứng dụng Sacombank Pay, trong khi tiếp tục thu phí dịch vụ SMS Banking 10.000 đồng/tháng chưa gồm thuế GTGT.

Từ đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng áp dụng chính sách ngưng SMS thông báo giao dịch thẻ từ 100.000 đồng và chuyển sang hình thức thông báo qua email.

Theo đại diện nhiều ngân hàng thương mại, việc tăng thu phí SMS Banking nhằm khuyến khích khách hàng nhận thông báo biến động số dư qua app, vừa miễn phí cho khách hàng vừa giảm chi phí cho ngân hàng.

Theo tìm hiểu, thực chất động thái này của các ngân hàng nhằm ứng phó với việc thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) liên tục gửi kiến nghị để các nhà mạng giảm cước phí tin nhắn SMS cho các ngân hàng thương mại nhưng chưa nhận được sự phản hồi.

Tính đến cuối năm 2021, VNBA đã 4 lần có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để kiến nghị giảm mức cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, do tổ chức tín dụng là khách hàng của các doanh nghiệp viễn thông.

Hiện các tổ chức tín dụng đang sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của doanh nghiệp viễn thông để thông báo tới khách hàng thông tin biến động số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm; thông tin giao dịch chi tiêu thẻ, lịch trả tiền vay/sao kê, mã OTP… Đáng nói, mức cước tin nhắn dịch vụ mà nhà mạng áp dụng cho các ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. 

Hiện một tổ chức tín dụng quy mô nhỏ phát sinh khoảng 15-20 triệu tin nhắn/tháng; tổ chức tín dụng quy mô lớn khoảng 50-80 triệu tin nhắn/tháng. Với mức cước rất cao như trên, VNBA cho rằng trong khi những tổ chức tín dụng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng và buộc phải bù lỗ cho chi phí cước dịch vụ viễn thông, ước tính cả hệ thống tổ chức tín dụng, số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

(Theo Người Lao Động)

Tin mới

Omoda C7 SHS và C3 chính thức ra mắt, có khả năng về Việt Nam "đấu" Honda CR-V và Toyota Yaris Cross
10 giờ trước
Hai mẫu xe Omoda C7 SHS và Omoda C3 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng quốc tế thông qua triển lãm ô tô Thượng Hải 2025.
Mỹ nhắm vào một ‘vựa dầu’ giá rẻ quan trọng, Trung Quốc tăng mạnh gom hàng đề phòng bất trắc: Nhập gần 2 triệu thùng/ngày, tồn kho tăng mạnh nhất trong 3 năm
9 giờ trước
Sau Nga, lượng nhập khẩu từ quốc gia này vào Trung Quốc tăng vọt lên 20% so với tháng trước.
Giám đốc công ty sản xuất thực phẩm giả để ngoài sổ sách hàng trăm tỉ đồng
3 giờ trước
Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty công nghệ Herbitech, chỉ đạo nhân viên lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, để ngoài sổ sách số tiền hơn 121 tỉ đồng.
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
3 giờ trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
Bảng giá xe máy Honda SH mới nhất tháng 4/2025: Một mẫu xe tăng gần 2 triệu đồng
3 giờ trước
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin mới nhất về bảng giá xe máy SH trong thời điểm cuối tháng 4/2025 tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
1 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
2 ngày trước
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.
"Vua xe ga" phiên bản đặc biệt của Honda sắp về Việt Nam, giá hơn 100 triệu đồng
3 ngày trước
So với phiên bản Vario 160 đang được Honda Việt Nam phân phối chính hãng với mức giá cao nhất chỉ 56,49 triệu đồng, mức giá của mẫu xe Honda Vario 160 Repsol Edition nhập khẩu này cao gấp đôi.
Các sàn thương mại điện tử Việt “nuông chiều” khách bằng freeship
3 ngày trước
Miễn phí vận chuyển (freeship) đang trở thành một chiến lược quan trọng trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Các sàn như Shopee, Lazada và TikTok Shop liên tục triển khai các chương trình freeship để thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời nâng cao tỷ lệ hoàn tất đơn hàng.