Các công ty Trung Quốc đang tiếp bước nhiều công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc để tìm kiếm địa điểm sản xuất nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, theo Nikkei đưa tin.
Với nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế nhiều vòng với hàng Trung Quốc kết hợp với mức lương tăng cao và nhiều loại chi phí khác cũng đang tăng nhanh đã mang đến quá đủ lý do để họ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Gần 70% trong số khoảng 33 công ty trên đã nhắc đến Việt Nam như địa điểm ưu tiên, nhóm còn lại chọn Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Serbia và Thái Lan làm điểm đến.
Trong số những công ty kể trên có bao gồm Jinhua Chunguang, một công ty sản xuất các sản phẩm cao su, vào ngày 19/7/2019, công ty đã thông báo đầu tư 4,35 triệu USD nhằm thành lập địa điểm sản xuất tại Việt Nam.
Như vậy công ty đã bổ sung thêm địa điểm sản xuất mới tại Malaysia và Trung Quốc. Công ty có trụ sở tại tỉnh Chiết Giang gần Thượng Hải, công ty cho biết quyết định đầu tư mới nhất được đưa ra nhằm ứng phó với môi trường quốc tế thay đổi cũng như kế hoạch mở rộng trên toàn cầu.
Công ty Jinhua chuyên sản xuất ống cao su sử dụng trong máy hút bụi, sản phẩm này phải chịu thuế vòng 3 của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong đợt tăng thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vào nửa sau năm 2018 bởi lý do Trung Quốc có nhiều hành vi thương mại thiếu công bằng.
Chủ tịch của công ty Zhejiang Henglin Chair Industry cũng đang muốn mở rộng sản xuất ở Việt Nam. Công ty này đã tung ra kế hoạch mở rộng quy mô 48 triệu USD, trong đó công ty mua lại một nhà máy thuộc sở hữu của một doanh nghiệp Đài Loan nhằm phục vụ cho mục tiêu trên.
Nhiều công ty dệt may cũng đã quyết định sẽ mở rộng sản xuất ở Việt Nam bất chấp việc xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về khả năng đã có quá nhiều các công ty dệt may hoạt động tại Đài Loan.
Tháng 12/2018, Huafu Fashion thông báo đã đầu tư 2,5 tỷ nhân dân tệ tương đương 362 triệu USD để xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Hãng sản xuất quần áo này cho rằng việc mở nhà máy tại Việt Nam sẽ giúp hãng có thể kiếm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, giảm được chi phí lao động và né tránh các biện pháp thuế quan.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương danh nghĩa của Trung Quốc tăng khoảng 44% lên 6.193 nhân dân tệ/tháng trong khoảng thời gian 5 năm tính đến năm 2017. Mức tăng lương tối thiểu này rất cao nếu so với mức tăng 30% tại Việt Nam, 28% tại Malaysia và 11% tại Mexico.