Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường là những tiêu chí mà nhà đầu tư không thể bỏ qua. Một số chỉ số như PER (giá cổ phiếu/lợi nhuận của 1 cổ phiếu), PBR (giá cổ phiếu/giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu), PCFR (giá cổ phiếu/dòng tiền ứng với 1 cổ phiếu), ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản), ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)...
Tuy nhiên, theo ông Yuichiro Itakura, một doanh nhân gạo cội của Nhật Bản, những thuật ngữ này chắc chắn không phải là thứ các nhà đầu tư lúc nào cũng nên tin tưởng. Lý giải về điều này, ông cho rằng, dù là thị trường nào trên thế giới, những chỉ số trên và sự biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp hầu như không có mối liên hệ với nhau.
"Khi đưa ra quyết định đầu tư, các chỉ số hoàn toàn không đáng tin". Điểm chung trong các thuật ngữ này là chỉ đo lường các giá trị trong một kỳ của một doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu (= giá trị cổ đông + giá trị trái chủ) chỉ được đảm bảo bởi thu nhập tương lai của công ty.
Như vậy, giá trị vốn hoá thị trường, hay giá trị doanh nghiệp được tạo nên bởi những "chỉ số tương lai". Nếu không phải như vậy, sẽ không thể nào giải thích được những giá trị doanh nghiệp trên thế giới này.
Bởi vậy, dù có xem bao nhiêu chỉ số trong một kỳ đơn lẻ, thì cũng không giải quyết được gì trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Theo vị doanh nhân, các nhà đầu tư nhìn giá trị doanh nghiệp bằng tất cả các "giá trị có thể có" chính là giá trị doanh nghiệp quy đổi được ra tiền.
Nhờ việc quy đổi ra tiền mà ta có thể đánh giá được sự phát triển giá trị doanh nghiệp. Vậy nên, bản chất của thứ bảo đảm giá trị doanh nghiệp không gì khác chính là thu nhập hiện tại thuộc về các nhà đầu tư của công ty.
"Thực tế, tương lai luôn đầy rẫy những bất an, khiến cho việc dự đoán rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu như bỏ qua doanh thu tương lai của công ty thì giá trị vốn hoá thị trường của doanh nghiệp trên thế giới chẳng có ý nghĩa gì nữa. Đầu tư chính là việc luôn được thực hiện nhờ dự đoán về tương lai".