Tại một cửa hàng 2 sao Michelin ở Mayfair, với một nhóm người nổi tiếng với vòng eo con kiến, dường như rất khó để họ ăn hết phần Risotto khổng lồ. Với tâm lý tiết kiệm, người này vô cùng ngạc nhiên khi được cho biết, cô không thể mang thức ăn thừa của mình về.
Hiếm khi tức giận đến vậy, khi Luisa Gottardo phàn nàn về lệnh cấm mang đồ thừa về, thậm chí nhà hàng còn hủy đặt chỗ cho bữa tiệc sinh nhật 30 tuổi của bạn trai mà cô đã đặt trước đó.
Khi cặp đôi phàn nàn trên Twitter, họ thậm chí đã bị chặn. Vụ việc này cũng đã làm tốn biết bao giấy mực của báo chí nước Anh.
Nhưng quy định cấm mang đồ ăn thừa về là thế nào? Liệu có điều luật nào cấm hành vi này. Tất nhiên, không có luật nào cấm, chúng ta chỉ có một lý giải khác cho chính sách này.
Russell Norman, chủ chuỗi nhà hàng Polpo nổi tiếng ở Anh cho biết: "Tôi nghĩ rằng nhiều đầu bếp và quản lý nhà hàng hơi lo lắng khi để thực phẩm nằm ngoài tầm kiểm soát. Nếu đầu bếp đang nấu món gì đó trong một nhà hàng có tiếng tăm, thậm chí gắn sao Michelin, tôi tin rằng anh ấy muốn khách ăn ngay tại chỗ để có thể thưởng thức hương vị trọn vẹn nhất."
Ngoài nguy cơ ảnh hưởng đến túi tiền và cả danh tiếng, hơn ai hết các nhà hàng có tiếng đều sợ những vụ kiện tụng, hay tiếng xấu đồn xa trên mạng xã hội: "Đồ ăn nấu chín có vẻ vô hại, nhưng vi khuẩn vẫn có thể phát triển trên đó khá nhanh và gây ngộ độc thực phẩm."
Gymkhana, một hãng cao cấp khác cũng không sử dụng hộp đựng đồ ăn cho khách mang về. Cũng như những người phục vụ ở đó cũng đã cảnh báo những lo ngại về việc hâm nóng lại đồ ăn, nhưng hầu hết các nhà hàng, bao gồm tất cả các nhà hàng của Norman, sẽ vẫn cho phép bạn mang đồ ăn thừa về.
Trong khi ở Mỹ, hộp đựng đó chỉ được sử dụng để đựng đồ ăn cho chó. Một số nhà hàng Pháp "Sacré bleu" đã thật sự đồng tình với chính phủ khi có luật mới yêu cầu họ ngưng sử dụng hộp xốp, (cái mà người Mỹ so sánh với hộp đựng đồ ăn cho chó) như một chiến dịch để làm giảm vấn đề về chất thải. "Les sacs de chien"- hộp xốp rất hiếm ở đó đến nỗi họ không có tên tiếng Pháp chính thức dành cho nó (họ nói: "Le dog bag, s'il vous plaît").
Ở Anh, một phần tư thực khách cảm thấy xấu hổ nếu yêu cầu một hộp xốp để mang thức ăn về. Tuy nhiên lãng phí là xấu, thế nên họ đầu tư hẳn một loại hình dịch vụ chuyên vận chuyển thức ăn thừa từ các nhà hàng tới các trang trại động vật thay vì để khách gói mang về.
Norman là một người thường xuyên sử dụng hộp xốp ("đựng pizza của tôi vào hộp và ăn lạnh vào sáng hôm sau là một trong những điều tôi thích làm", anh tiết lộ) và có một giải pháp cho mọi rào cản đối với việc mang đồ ăn thừa về. "Chỉ cần nói dối rằng tôi mang nó về cho chó của tôi. Đó là những gì tôi làm - đó không phải là lời nói dối. Tôi có một cún cưng tên là Monkey, nó sẽ ăn tất cả những thứ đó, chứ không phải tôi."