Vì sao Nhật Bản muốn tiếp nhận 10.000 nhân viên y tế Việt Nam trong 2 năm tới?

26/07/2018 15:46
7:1 là quy tắc về tỷ lệ bệnh nhân trên điều dưỡng được ngành y tế Nhật Bản xây dựng. Trong khi dân số già hóa, nước này buộc phải thu hút lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, công việc chăm sóc người già, bệnh không hấp dẫn lao động, dù mức lương tương đương người Nhật Bản trong cùng ngành.

10.000 nhân viên y tế là số lượng mà Nhật Bản sẽ tiếp nhận từ Việt Nam. Đây là mục tiêu được đưa ra trong biên bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ được ký kết vào đầu năm 2018. Theo đó, phía Nhật Bản sẽ tiếp nhận 3.000 hộ lý, điều dưỡng viên người Việt Nam mỗi năm. Chi phí đào tạo tiếng Nhật sẽ cho phía Nhật cung cấp.

Thực tế, từ năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam) và Bộ Y tế và Lao động phúc lợi (Nhật Bản) đã phối hợp để tổ chức các khóa đào tạo hộ lý, điều dưỡng viên. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các ứng viên đủ điều kiện đều được đào tạo tiếng Nhật miễn phí trong 12 tháng, hưởng hỗ trợ tiền sinh hoạt.

Chỉ sau 3 năm, 470/510 học viên đã được chọn để sang làm việc tại Nhật Bản. Trong 2 đợt thi lấy chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng của Nhật Bản vào năm 2015 và 2016, tỷ lệ thi đỗ của ứng viên Việt Nam đạt trên 40%, cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ của ứng viên Philippines và Indonesia. Ứng viên Việt Nam được phía Nhật Bản đánh giá cao, nhu cầu tiếp nhận ứng viên người Việt thậm chí còn cao gấp 3 lần khả năng đào tạo (năm 2014).

Sở dĩ, Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về lao động ngành y tế, làm việc trong các hộ lý, điều dưỡng vì dân số nước này bị già hóa. Nhu cầu chăm sóc người cao tuổi đã vượt quá khả năng cung ứng lao động của Nhật Bản và nước này buộc phải tìm đến nguồn lao động của các nước khác.

Quy tắc chung được xây dựng bởi ngành y tế Nhật Bản, tỷ lệ bệnh nhân trên điều dưỡng viên là 7:1. Nghĩa là, mỗi điều dưỡng viên chỉ được chăm sóc nhiều nhất là 7 bệnh nhân, để đảm bảo chất lượng.

Một ước tính năm 2015 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chỉ ra rằng, nước này thiếu khoảng 40.000 lao động trong ngành chăm sóc sức khỏe. Năm 2035, mức thiếu hụt sẽ đạt 790.000 lao động. Do đó, phía Nhật Bản đã đưa ra mức lương 130.000 -140.000 JPY/tháng (tương đương 27-30 triệu VND) để thu hút hộ lý, điều dưỡng viên từ các nước.

Thứ trưởng Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội nói về chương trình phái cử hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản

Tuy nhiên, việc 470 ứng viên sang Nhật trong 3 năm đầu tiên đã cho thấy nghề hộ lý, điều dưỡng không hấp dẫn lao động Việt Nam. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến hết năm 2017, cũng chỉ có hơn 800 người sang Nhật Bản theo chương trình phái cử lao động ngành hộ lý, điều dưỡng. Hơn 60 thực tập sinh đã xin thôi việc ngay sau thời gian đào tạo. 

Nguyên nhân được chỉ ra là công việc thiếu hấp dẫn, chủ yếu chăm sóc người bệnh, người già. Trong khi đó, người lao động cũng có thể phải trở về nước ngay từ năm đầu tiên nếu trình độ tiếng Nhật không đạt

Để thay đổi tình hình, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra "Sáng kiến sức khỏe và sự khỏe mạnh châu Á", nhằm đàm phán và ký kết biên bản ghi nhớ với một số nước về việc tiếp nhận hộ lý, điều dưỡng viên. Phía Nhật Bản cũng có những nới lỏng về yêu cầu đối với người lao động nước ngoài. Mức lương được nâng lên, cao tương đương số tiền trả cho người lao động Nhật Bản cùng nghành nghề. Phía Nhật cũng chủ động kết hợp với các công ty đào tạo để trau dồi thêm kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

"Tại Bộ Lao động, chúng tôi tiếp rất nhiều đoàn Nghị sỹ Quốc hội, Văn phòng Nội các và Thứ trưởng Bộ Y tế và Lao động phúc lợi Nhật Bản. Tỷ lệ người già cao quá và nhu cầu chăm sóc lớn, khiến họ không đủ người. Hiện nay, Nhật Bản đang mong muốn Việt Nam triển khai chương trình đưa hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật để chăm sóc tại các trung tâm dưỡng lão và bệnh viện. Còn các nước xung quanh như Indonesia, Philippines chưa hào hứng gì và sau hơn 1 năm chưa có một thực tập sinh nào sang" – ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu hồi đầu tháng 7/2018.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, việc các nước trong khu vực "chưa hào hứng" với sáng kiến của phía Nhật Bản cho thấy rằng, nghề hộ lý, điều dưỡng thực sự thiếu hấp dẫn. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán, Bộ LĐTBXH luôn muốn phía Nhật Bản giảm yêu cầu và đưa ra những ưu đãi tốt hơn cho người lao động Việt Nam.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
2 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
3 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
1 ngày trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.