Vì sao ông Trần Bắc Hà và 2 "sếp lớn" ở BIDV bị đề nghị xử lý kỷ luật?

02/06/2018 16:09
Ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang và Đoàn Ánh Sáng đã có vi phạm liên quan chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Từ ngày 28 đến 30/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 

Đối với các cá nhân trong Ban thường vụ Đảng uỷ ngân hàng, UBKT Trung ương kết luận:

Ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. 

Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc và ông Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Theo UBKT Trung ương, những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Theo cáo trạng của VKSND tối cao công bố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 (hồi tháng 1/2018) - và các đồng phạm trong vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng và 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, liên quan đến các khoản vay tổng cộng 4.700 tỷ ở BIDV thì:

Ngày 24/5/2013, BIDV hội sở chính do ông Đoàn Ánh Sáng là phó tổng giám đốc đại diện và VNCB do ông Đỗ Hoàng Linh là Phó tổng giám đốc đại diện đã cùng kỳ thỏa thuận hợp tác, nội dung cơ bản là: BIDV ủng hộ VNCB tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán (nhà phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng- thiết bị nội thất), trên cơ sở VNCB có khách hàng, đối tác tham gia tích cực vào chuỗi liên kết này; BIDV xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB (tín chấp hoặc/và có tài sản đảm bảo) theo quy định hiện hành của BIDV.

Khi thực hiện đề án tái cơ cấu VNCB, do không có tiền để tăng vốn điều lệ nên vào khoảng tháng 9/2013, Phạm Công Danh là chủ tịch VNCB đã đến hội sở BIDV ở Hà Nội để gặp ông Đoàn Ánh Sáng-Phó Tổng giám đốc, đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu sang BIDV cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng, trường hợp khách hàng do VNCB không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV. Sauk hi được lãnh đạo BIDV hội sở chính đồng ý thì Danh về chỉ đạo cấp dưới lựa chọn công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, công ty cung cấp VLXD đầu vào trong số các công ty do Phạm Công Danh thành lập; lập khống hồ sơ vay vốn để nộp cho BIDV hội sở chính và các chi nhánh sẽ trực tiếp cho vay. Phạm Công Danh là người quyết định dùng tài sản gồm: 6 lô đất SVĐ Chi Lăng, đất tại 209 Trường Chinh, và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay và được BIDV chấp thuận giải ngân cho vay với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Phạm Công Danh giao cho Mai Hữu Khương lựa chọn các công ty vay vốn BIDV trong số các công ty do Danh thành lập từ tháng 6/2012 trở về trước bằng cách nhờ nhân viên, bảo vệ, lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà đứng tên giám đốc ký hồ sơ vay. Mai Hữu Khương đã chọn 12 công ty gồm: Phong Hiệp, Phước Đại, Quang Đại, Phú Nguyễn, Cường Tín, Tuấn Văn, Thanh Quang, An Phát, Nhất Nhất Vinh, Hương Việt, Thành Trí, Phúc Phạm, Quốc Thắng, Thịnh Quốc, dịch vụ Hương Việt, Thiên Trang Phạm.

Mặc dù biết rõ các công ty nêu trên không có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì nhưng theo chỉ đạo của Phạm Công Danh thì các cá nhân Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng…đã tiến hành lập hồ sơ vay vốn cho 12 công ty.

Sau khi hồ sơ vay vốn được lập khống xong thì 12 giám đốc các công ty nêu trên được nhân viên phòng tài chính Tập đoàn Thiên Thanh là Nguyễn Thị Quỳnh Trang để ký các hồ sơ vay vốn của công ty do họ đứng tên giám đốc giúp Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh để đề nghị BIDV cho vay vốn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh thu mua nguyên vật liệu xây dựng phục vụ các dự án theo mô hình 4 nhà với số tiền vay từng công ty từ 320 tỷ đến 460 tỷ, nguồn trả nợ là từ lợi nhuận, doanh thu của phương án kinh doanh và đề nghị được vay vốn tại 4 chi nhánh gồm: Bến Thành, Gia Định, Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn. Họ ký nhiều lần, có lần ký khống trên tờ A4 trắng, ký trên chứng từ chưa ghi nội dung và không biết Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng vào mục đích gì.

Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai đã ký 12 văn bản gửi BIDV Hội sở chính về việc giới thiệu 12 khách hàng với nội dung: VNCB là ngân hàng có định hướng cung cấp các dịch vụ tín dụng và bảo lãnh cho các công ty sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu theo mô hình gói 4 nhà, góp phần giải phóng hàng tồn kho theo nghị quyết 02 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khan cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản…Tuy nhiên, do VNCB đang trong quá trình tái cơ cấu, chưa thể xem xét nhu cầu vay vốn của các khách hàng nêu trên nên căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa VNCB và BIDV thì đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu, xem xét cho khách hàng vay vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng với số tiền vay dự kiến cho từng công ty.

Ban khách hàng doanh nghiệp của BIDV thuộc hội sở chính BIDV đã lập 12 tờ trình phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng do Trần Hoài Lâm là cán bộ, Nguyễn Cao Minh là trưởng phòng và Nguyễn Hà An là phó giám đốc ban KHDN ký trình ông Đoàn Ánh Sáng là phó TGĐ phụ trách xem xét phê duyệt. Phó TGĐ Sáng phê duyệt và chỉ đạo tại 12 tờ trình với nội dung như sau: Đồng ý, xin chủ trương Phó TGĐ Trần Lục Lang và Tổng giám đốc. Ủy quyền cho giám đốc chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng.

Sau khi được phó TGĐ phê duyệt tờ trình thì ban KHDN chuyển hồ sơ đến ban quản lý rủi ro tín dụng thẩm định nội dung theo tờ trình. Ban quản lý rủi ro tín dụng đề nghị chấp thuận chủ trương cấp tín dụng đối với các công ty, xem xét cho vay ngắn hạn với số tiền tối đa từng công ty. Thời hạn vay phù hợp với hợp đồng bán vật liệu xây dựng ký với chủ đầu tư/ nhà thầu các dự án nhà ở BOT nhưng tối đa không quá 12 tháng. Lãi suất vay theo quy định trong từng thời kỳ. Tài sản đảm bảo: Chi nhánh yêu cầu công ty thế chấp các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba theo đúng quy định của BIDV; trong trường hợp tài sản đảm bảo là BĐS không đủ để đảm bảo thì dùng tiền gửi của doanh nghiệp hoặc bên thứ 3 tại BIDV để đảm bảo cho khoản vay. Nếu doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn thì BIDV có quyền tự động thu nợ từ tài khoản tiền gửi đã phong tỏa tại BIDV. Trong mọi trường hợp, giá trị quy đổi của tài sản thế chấp+tiền gửi phong tỏa lớn hơn hoặc bằng 100% dư nợ vay.

Giao chi nhánh sở giao dịch 2, Chi nhánh Nam Sài Gòn, chi nhánh Bến Thành, chi nhánh Gia Định thực hiện tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, xem xét quyết định cấp tín dụng, đảm bảo thu đủ nợ gốc và lãi.

Các chi nhánh thực hiện tiếp nhận nhu cầu vay vốn, xem xét hồ sơ vay, thẩm định đánh giá trên hồ sơ, họp HĐTD cơ sở, ra quyết định cấp tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng, tiếp nhận ký kết các hợp đồng cầm cố TSCĐ bên thứ 3, kiểm tra vốn đối ứng 30% và đồng ý giải ngân 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty vay như số tiền đã được hội sở phê duyệt. Toàn bộ tài sản đảm bảo gồm: 6 lô đất SVĐ Chi Lăng, lô đất 209 Trường Chinh và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV được cầm cố bảo lãnh các khoản vay. Toàn bộ tiền vay đều được giải ngân chuyển khoản vào tài khoản 4 công ty cung cấp VLXD đầu vào cho 12 công ty vay vốn gồm: Công ty Hương Việt, Quốc Thắng, Thịnh Quốc và Thiên Trang Phạm.

Như vậy, từ ngày 29/10/2013 đến 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV nêu trên đã giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng vào tài khoản của 4 công ty cung cấp vật liệu xây dựng đầu vào (đều do Phạm Công Danh lập). Sau đó, toàn bộ 4.700 tỷ đồng đó được chuyển đến tài khoản 8 cá nhân mở tài khoản tại ACB và 11 cá nhân mở tài khoản tại VCB sau đó các cá nhân này ký rút tiền đề các cá nhân khác ký nộp tiền vào tài khoản 3 công ty Đại Long, Phong Hiệp, Quốc Thắng chuyển vào tài khoản của VNCB tại Agribank chi nhánh Tân Phú với tổng số tiền 4.000/4.500 tỷ đồng. Số tiền 500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ còn lại có nguồn gốc 200 tỷ từ TPBank co vay chuyển vào tài khoản Trung Dung và 250 tỷ từ nguồn tiền VNCB Sài Gòn cho các khách hàng Ngô Bích Thùy Trang chuyển khoản đến tài khoản các cá nhân Nguyễn Minh Quân, Đào Vũ Thùy Vân, Đinh Hoàng Ân, Nguyễn Dương Trúc Linh và 50 tỷ đồng do Nguyễn Thị Thủy Tiên chuyển khoản đến.

Sau khi giải ngân, BIDV yêu cầu 12 công ty cung cấp bổ sung hồ sơ, hóa đơn chứng minh việc mua bán, giao nhận hàng hóa VLXD và phối hợp để BIDV tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhưng các công ty không cung cấp với lý do chưa giao nhận hàng hóa. Thực tế, sau khi vay 4.700 tỷ của BIDV thì các công ty vay vốn đều không kinh doanh theo phương án vay nợ nên không có hóa đơn, chứng từ gì kinh donah VLXD, hồ sơ vay vốn khống hoàn toàn. Các công ty đã trả được một phần nợ để lấy tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Số nợ còn lại, VNCB phải dùng để gửi trả thay cho 12 công ty mà VNCB bảo lãnh, gây thiệt hại cho VNCB 2.550 tỷ đồng.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
16 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
57 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
3 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
9 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.