Vì sao phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 là giải pháp “phi thực tế” ở Ấn Độ?

18/05/2021 18:11
Một số chuyên gia cho rằng lệnh phong tỏa toàn quốc đối với đất nước hơn 1,3 tỷ dân như Ấn Độ là giải pháp phi thực tế và sẽ không hiệu quả.

Không thể áp dụng “một cho tất cả”

Hàng triệu người Ấn Độ đang sống với các biện pháp hạn chế Covid-19 khác nhau tùy theo từng địa phương, giữa bối cảnh chính phủ nước này từ chối lời kêu gọi của các chuyên gia y tế hàng đầu về việc phong tỏa toàn quốc.

Hiệp hội Y khoa Ấn Độ vào đầu tháng này cho biết "lệnh phong tỏa toàn quốc hoàn toàn, được báo trước và được chuẩn bị trước" trong 10 - 15 ngày sẽ giúp hệ thống y tế "đã quá tải" của nước này có thời gian để "bổ sung cả nhân lực và vật lực" cần thiết.

Một chuyên gia về dịch bệnh Covid-19 hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci hôm 9/5 cũng nhận định rằng Ấn Độ nên "đóng cửa" để "làm gián đoạn dây chuyền lây nhiễm".

Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã làm điều này từ trước và đã rút ra được bài học xương máu. Các chuyên gia cho rằng đóng cửa đất nước một lần nữa là giải pháp phi thực tế ở Ấn Độ.

Khi làn sóng Covid-19 đầu tiên tấn công vào Ấn Độ tháng 3/2020, Thủ tướng Modi đã thông báo lệnh phong tỏa vài giờ trước khi nó có hiệu lực, đóng cửa toàn bộ biên giới đất nước, dừng việc đi lại giữa các bang, dừng hoạt động của các doanh nghiệp và yêu cầu mọi người ở nhà.

Lệnh phong tỏa kéo dài 4 tháng đã giúp Ấn Độ kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 nhưng lại khiến nước này phải trả giá đắt khi những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất không có thu nhập, thức ăn và bị mắc kẹt ở nơi xa quê nhà của họ.

Lần này, Thủ tướng Modi tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ là "lựa chọn cuối cùng".

"Chúng ta phải cứu đất nước này khỏi lệnh phong tỏa. Chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh phong tỏa", ông Modi nhận định trong một bài phát biểu ngày 20/4.

Kể từ đó, các nhà lãnh đạo của 35 trong số 36 bang và các vùng lãnh thổ của Ấn Độ đã thực hiện các biện pháp hạn chế khác nhau từ lệnh giới nghiêm ban đêm cho tới đóng cửa một phần và phong tỏa 1 tuần. Những biện pháp ngắn hạn và mang tính địa phương này được thực hiện khác nhau khi Ấn Độ đối mặt với làn sóng Covid-19 mới.

Một số chuyên gia đánh giá điều này hoàn toàn hợp lý bởi các nhà lãnh đạo địa phương có thể điều chỉnh các biện pháp hạn chế theo quy mô của ổ dịch và các nhu cầu của người dân của họ.

Các chuyên gia cũng cho rằng lệnh phong tỏa "một quy mô áp dụng cho tất cả" đối với đất nước hơn 1,3 tỷ dân như Ấn Độ sẽ không hiệu quả.

Những người nghèo là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Ấn Độ ghi nhận hơn 24 triệu ca Covid-19, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Hơn 270.000 người ở quốc gia Nam Á này đã tử vong vì virus SARS-CoV-2.

Theo một mô hình dự đoán từ Viện Khoa học Ấn Độ, với tốc độ lây lan hiện tại, số ca mắc của Ấn Độ có thể tăng lên 50 triệu ca vào ngày 11/6, trong đó có 400.000 ca tử vong. Mô hình này cũng cho thấy lệnh phong tỏa toàn quốc trong 15 ngày có thể cứu sống khoảng 100.000 người và bảo vệ 20 triệu người khỏi virus SARS-CoV-2. Lệnh phong tỏa càng kéo dài thì số ca Covid-19 càng giảm.

Tuy nhiên, lệnh phong tỏa toàn quốc cũng đem đến nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt với những người nghèo ở Ấn Độ.

Khoảng 100 triệu người Ấn Độ là lao động di cư, hầu hết từ khu vực nông thôn tới thành thị để làm việc. Trong đợt phong tỏa đầu tiên, việc nhiều người mắc kẹt mà không có nghề nghiệp và thức ăn đã dẫn đến một làn sóng dịch chuyển trên quy mô lớn từ các thành phố về nông thôn.

Do hệ thống đường sắt quốc gia dừng hoạt động và các biên giới đều đóng cửa, hàng trăm người đã đi bộ về nhà trong nhiều tuần với quảng đường hàng nghìn km. Nhiều người chưa về được tới nhà thì đã chết vì kệt sức, mất nước, đói hoặc các tai nạn trên đường.

"Kinh nghiệm năm qua cho chúng tôi thấy việc đóng cửa nền kinh tế đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng nhất với những người nghèo trong xã hội. Ở các khu vực đô thị, những người nhận lương hàng ngày, các nhân viên không chính thức và những công nhân trình độ thấp là những người có thể rơi vào nghèo đói nhất do những gián đoạn trong các hoạt động kinh tế", báo cáo của Lực lượng Tác chiến chống Covid-19 của Ấn Độ cho hay.

Ajnesh Prasad, một giáo sư thuộc Trường Kinh Doanh thuộc Đại học Giao thông Hoàng gia nhận định, chỉ có "một số cá nhân" có cuộc sống xa xỉ có thể ở nhà và duy trì giãn cách xã hội.

Mật độ dân số ở Ấn Độ cũng khiến việc thực hiện các biện pháp giãn cách và phong tỏa trở nên khó khăn hơn khi khoảng 35% dân số đô thị của Ấn Độ sống trong các khu ổ chuột, những nơi thiếu không gian và các điều kiện vệ sinh cần thiết.

Trong những khu ổ chuột đông đúc, toàn bộ gia đình thường sống trong một căn phòng nhỏ và dùng chung phòng tắm với các gia đình khác. Do đó không thể duy trì giãn cách xã hội giữa những người này và càng phi thực tế hơn khi hy vọng các hoạt động này sẽ không gây ra rủi ro lây nhiễm.

Ngoài ra, những điều kiện để lệnh phong tỏa có thể thực hiện và có hiệu quả như ở trong nhà, làm việc và học tập từ xa, duy trì giãn cách xã hội, đều cần một đường truyền internet ổn định, cũng như trang thiết bị như điện và máy tính. Những "thứ xa xỉ" này phần lớn người dân Ấn Độ không thể sở hữu và hầu hết trong số họ thậm chí không thể tới gặp bác sĩ hay có bình oxy khi làn sóng Covid-19 "càn quét" qua các thành phố lớn.

Nền kinh tế đang chật vật của Ấn Độ cũng khiến chính phủ nước này khó có thể áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần 2.

Lệnh phong tỏa đầu tiên đã khiến nhiều người rơi vào đói nghèo. Số người kiếm được chỉ 2 USD/ngày hoặc ít hơn ở Ấn Độ ước tính tăng khoảng 75 triệu người trước sự suy thoái do Covid-19 gây nên, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết.

"Lệnh phong tỏa cần phải trả một cái giá đắt về kinh tế và xã hội", Chandrika Bahadur, Chủ tịch Lực lượng Tác chiến chống Covid-19 của Ấn Độ cho hay.

"Việc đột ngột đưa ra thông báo tức là đa số người dân không được chuẩn bị về các điều kiện như thu nhập, thức ăn, an ninh và an toàn. Ngoài ra, cả chính quyền các bang và chính quyền liên bang đều chưa chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng di cư".

"Sự gián đoạn kinh tế trong đợt phong tỏa đầu tiên đã khiến chính phủ Ấn Độ còn rất ít lựa chọn chính sách để thực hiện", ông Bahadur đánh giá.

Không chỉ là câu trả lời “có, không”

Đầu tháng 4, khi số ca mắc bắt đầu tăng vọt ở thủ đô New Delhi, nhiều lao động di cư quay trở lại làng quê của họ thậm chí trước khi các lệnh hạn chế được áp đặt. Nhiều người lo ngại rằng lệnh phong tỏa đột ngột sẽ khiến họ bị kẹt lại một lần nữa.

Địa hình khác nhau của Ấn Độ cũng đồng nghĩa với mật độ dân số khác nhau và trong khi virus có thể lây lan ở mọi nơi thì những tác động của dịch bệnh có thể được cảm nhận rõ nhất tại các thành phố đông dân như New Delhi, Mumbai và Bangalore. Mỗi bang của Ấn Độ đều có mức độ nguồn lực sẵn có khác nhau, bao gồm cả khả năng chăm sóc y tế.

Nếu thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc, chính quyền các bang và các địa phương hầu như không còn nhiều cơ hội để phản ứng trước đại dịch theo cách phù hợp với tình hình từng khu vực. Hiện nay, một số bang thực hiện lệnh giới nghiêm hàng đêm, lệnh hạn chế trên các phương tiện công cộng và các biện pháp khác ở một số quận nhất định.

Ông Bahadur cho biết, Lực lượng Tác chiến chống Covid-19 Ấn Độ hiện đang kêu gọi đóng cửa các địa phương một cách đồng bộ dựa trên 2 tiêu chí là mức độ lây lan của dịch bệnh và khả năng sẵn sàng về y tế.

Thủ tướng Modi cũng tán thành với các khuyến cáo này và yêu cầu các nhà lãnh đạo từng bang tập trung vào các "khu vực kiểm soát nhỏ" thay vì phong tỏa toàn bộ.

Các bang và các vùng lãnh thổ của Ấn Độ hiện đang áp dụng biện pháp này, chẳng hạn New Delhi thực hiện lệnh phong tỏa liên tiếp trong từng quãng thời gian ngắn khoảng 7 - 10 ngày với một vài loại trừ cho những nhân viên thiết yếu của một số ngành nghề.

"Điểm cơ bản là không có câu trả lời đơn giản có hay không trước một bộ câu hỏi vô cùng phức tạp", ông Bahadur đánh giá./.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.