Vì sao thị trường chứng khoán thường tăng mạnh ngay sau khi các cuộc chiến nổ ra?

15/04/2018 20:48
Liệu có phải các nhà đầu tư ưa thích các cuộc chiến tranh hay không? Không hẳn như thế. Nhưng có một điều đúng đó là hầu hết các nhà đầu tư đều ghét bỏ sự không chắc chắn (uncertainty).

Sự không chắc chắn đó chính xác là diễn biến của thị trường trước khi cuộc chiến xảy ra. Phần lớn những sự không chắc chắn đó sẽ được giải quyết ngay sau khi các cuộc chiến bắt đầu, và đó là lý do vì sao thị trường chứng khoán lại phản ứng theo chiều hướng tăng điểm.

Mỹ vừa kết thúc đợt không kích chớp nhoáng vào một số căn cứ nghiên cứu khoa học của Syria với 34 tên lửa bắn thành công trong tổng số 105 tên lửa được sử dụng. Trước đó, tuyên bố về một vụ tấn công trừng phạt Syria được Tổng thống Donald Trump đưa ra sau cuộc họp với nội các chính phủ Mỹ ngày 9/4.

Trái với lo ngại giảm điểm, thị trường khoán Mỹ vừa mới kết thúc tuần với mức tăng của chỉ số Dow Jones đạt hơn 420 điểm, tương đương khoảng 1,8%. Hết ngày 12/4, chỉ số này cũng đã tăng gần 3% so kể từ đầu tháng Tư, là mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng trở lại đây.

Sự trùng hợp đáng ngạc nhiên đó là, đây không phải lần duy nhất thị trường chứng khoán Mỹ có mức tăng điểm đáng kể khi chính phủ Hoa Kỳ có các hoạt động can thiệp quân sự mạnh mẽ ở nước ngoài.

Chứng khoán tăng điểm mỗi khi Mỹ can thiệp quân sự nước ngoài

Trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, quân đội Mỹ đã nhiều lần thực hiện các hành động quân sự ở nước ngoài. Tuy nhiên, để quan sát diễn biến của thị trường chứng khoán trong tuần trước và sau các cuộc chiến, ta lựa chọn danh sách các cuộc chiến mà thời điểm bắt đầu và kết thúc được xác định rõ ràng, tương tự như đợt không kích Syria lần này. Theo đó, có 7 sự kiện rời rạc kể từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được ngày mà chúng nổ ra, bao gồm:

1993: Cuộc xâm lượng Grenada

1989: Cuộc xâm lược Panama

1991: Chiến tranh vùng vịnh đầu tiên

1999: Mỹ ném bom Kosovo

2001: Chiến tranh Afghanistan

2003: Chiến tranh vùng vịnh lần thứ 2

2011: Mỹ ném bom Libya

Trong những cuộc xung đột khác do Hoa Kỳ lãnh đạo, chẳng hạn như cuộc chiến chống lại Lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, thời điểm bắt đầu cuộc chiến là gần như không thể xác định.

Trung bình trong tháng trước khi bắt đầu bảy sự kiện này, chỉ số Dow giảm 0,6%, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các tháng kể từ năm 1983. Kết quả này trái ngược với diễn biến của chỉ số trong tháng ngay sau khi quân đội Mỹ bắt đầu cuộc xung đột. Cụ thể, trong vòng một tháng sau khi diễn ra sự kiện, chỉ số Dow tăng vọt với mức tăng trung bình khoảng 4%, tức cao hơn 3,2 điểm phần trăm so với bình quân các tháng kể từ năm 1983.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong nhiều tháng sau đó. Cụ thể, trung bình ba tháng sau khi bắt đầu bảy sự kiện nêu trên, chỉ số Dow tăng 6,7% so với mức trung bình 2,4% của tất cả các khoảng thời gian 3 tháng kể từ năm 1983. Thậm chí nếu thống kê trong khoảng thời gian 6 tháng, hai con số trên lần lượt đổi thành 7,2% và 4,8%.

Minh chứng đáng chú ý gần đây có thể kể tới là cuộc chiến Afghanistan năm 2001, bắt đầu chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11 tháng Chín. Mặc dù chỉ số Dow đã giảm hơn 8% trong tháng trước khi chiến tranh bắt đầu, và mặc dù lúc này bong bóng Dotcom đang nổ tung trong thị trường giá xuống kéo dài, chỉ số này vẫn tăng tới 11,9% trong tháng ngay sau khi cuộc chiến nổ ra.

Vì sao thị trường chứng khoán thường tăng mạnh ngay sau khi các cuộc chiến nổ ra? - Ảnh 1.

Mức độ dao động của thị trường thậm chí còn giảm xuống

Đúng như vậy, sau khi các sự kiện chiến tranh chính thức nổ ra, mức độ dao động của thị trường (đại diện cho sự rủi ro của thị trường) có xu hướng giảm đáng kể so với thời điểm trước đó.

Trong một nghiên cứu năm 2013 của Mark Armbruster, Chủ tịch của Armbruster Capital Management có trụ sở tại Rochester New York , sự dao động trung bình của thị trường chứng khoán trong suốt bốn cuộc chiến lớn ở thế kỷ trước là thấp hơn đáng kể so với mức độ dao động trung bình mọi thời kỳ, kể từ năm 1941. Bốn cuộc chiến này bao gồm Thế chiến thứ II, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh vùng vịnh lần đầu tiên.

Thậm chí, sự chênh lệch còn tương đối đáng chú ý. Cụ thể, cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng các cổ phiếu vốn hóa lớn có mức độ biến động thấp hơn 33% trong suốt bốn cuộc chiến tranh đó so với tất cả các thời kỳ còn lại kể từ năm 1941. Trong khi đó, mức chênh lệch của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ là thấp hơn 26%.

Các nhà đầu tư duy lý cũng thường kỳ vọng cổ phiếu tăng trưởng thuận lợi hơn khi mức độ biến động thấp hơn. Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Mark Armbruster. Cụ thể, tăng trưởng trung bình mỗi năm của các cổ phiếu vốn hóa lớn cao hơn 1,4% trong bốn cuộc chiến nói trên so với các thời gian còn lại, và số liệu đối với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ là 2,2%.

Nhà đầu tư duy lý không thích sự bất trắc

Theo các quan sát trên, liệu có phải các nhà đầu tư ưa thích các cuộc chiến tranh hay không? Không hẳn như thế. Nhưng có một điều đúng đó là hầu hết các nhà đầu tư đều ghét bỏ sự không chắc chắn (uncertainty). Sự không chắc chắn đó chính xác là diễn biến của thị trường trước khi cuộc chiến xảy ra.

Phần lớn những sự không chắc chắn đó sẽ được giải quyết ngay sau khi các cuộc chiến bắt đầu, và đó là lý do vì sao thị trường chứng khoán lại phản ứng theo chiều hướng tăng điểm.

Thậm chí, điều này không chỉ đúng với các cuộc chiến quân sự. Năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vật lộn với nghi ngờ về việc Donald Trump sẽ quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mức tăng điểm của chỉ số VN-Index trong năm chỉ đạt 14,8%. Sau khi quyết định trên thực sự được đưa ra, Mỹ đã chính thức không tham gia TPP, chỉ số VN-Index thậm chí đã tăng hơn 45% - mức cao nhất trong cả thập kỷ qua.

Tất nhiên, đây chỉ là một quan sát chưa đầy đủ về mối tương quan giữa chiến tranh và sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, bởi có rất nhiều yếu tố phức tạp cần đưa vào phân tích.

Dù thế, các sự kiện thực tế là minh chứng rất đáng xem xét để lý giải cho việc các nhà đầu tư không thích các nghi ngờ và sự không chắc chắn, là tình trạng xảy ra trước mỗi cuộc chiến.

Một điểm cần chú ý đó là quan sát nói trên chỉ được thực hiện với các hành động can thiệp quân sự của Mỹ mang tính cục bộ và có thời điểm bắt đầu được xác định rõ ràng. Đối với những cuộc chiến dai dẳng kéo dài không xác định và thường là bí mật, chẳng hạn cuộc chiến chống khủng bố, nhà đầu tư không nên đặt cược vào bất cứ điều gì.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.