Doanh thu doanh số bán lẻ trong 2 tháng đầu năm 2020 ước tính là 863,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014. Loại trừ yếu tố lạm phát, tăng trưởng chỉ ở mức 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ bằng một nửa mức độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước.
Các chỉ số cấu thành như doanh thu hàng hóa, khách sạn và du lịch giảm đáng kể. Đây cũng là lần gần nhất Việt Nam ghi nhận sự chậm lại như vậy là vào năm 2015, trùng hợp với sự sụt giảm lớn trong tăng trưởng kinh tế và thị trường tài chính Trung Quốc.
Doanh số của các nhà bán lẻ trong 2 tháng đầu năm tăng 9,8%, thấp hơn mức 13,3% cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên do người tiêu dùng đang tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng bằng cách chế tham gia tối đa các sự kiện công cộng, thậm chí các lễ hội truyền thống vào đầu năm. Trong khi đó, sự lây lan của dịch bệnh trên quy mô toàn cầu đã thúc đẩy chính phủ các nước kiểm soát chặt chẽ biên giới và hạn chế lượng khách du lịch quốc tế.
Sản xuất công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước. Đóng góp lớn nhất đến từ việc Samsung tăng công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng cho điện thoại thông minh mới của họ cũng như việc sản xuất ô tô của Vinfast, bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019.
Nhưng dù sản lượng sản xuất tại Bắc Ninh, Hải Phòng tăng trưởng 2 chữ số cũng không bù đắp được cho ngành sản xuất. Theo báo cáo của IHS, sản xuất vào tháng 2/2020 đã bị thu hẹp, đây là điều chưa từng thấy kể từ năm 2013 khi nền kinh tế ở đáy.
Các doanh nghiệp theo đó đã đề cập đến giảm nhẹ trong nhu cầu hàng tiêu dùng và hàng hóa trung gian nhẹ nhàng hơn, mối quan tâm lớn nhất là hiệu suất của các nhà cung cấp giảm sút vì các công ty gặp khó trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào thiết yếu từ Trung Quốc. Biên lợi nhuận của các công ty bị ảnh hưởng do chi phí đầu vào tăng. Điều đáng khích lệ, cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào về giá đầu ra.
Báo cáo của VDSC cho rằng sự phục hồi có thể xảy ra trong nửa sau năm 2020 phụ thuộc rất nhiều vào sự hồi phục hoạt động sản xuất tại Trung Quốc do gián đoạn gần đây của chuỗi cung ứng, một vài trong số đó rõ ràng liên quan đến COVID-19. Hỗ trợ của chính phủ là điều bắt buộc để ổn định nền kinh tế, VDSC nhận định.
Là một trong ba trung tâm sản xuất quan trọng nhất trên toàn cầu, sự gián đoạn hiện tại trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc, một cú sốc nguồn cung, làm suy giảm triển vọng kinh tế của cả các nền kinh tế thượng nguồn (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông) và các quốc gia hạ nguồn (Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,…). Hầu hết các chỉ số sản xuất PMI của Châu Á đã giảm xuống dưới 50 điểm vào tháng 2, ngoại trừ Indonesia và Philippines.
Các nhà sản xuất điện tử tại Việt Nam đang lo ngại về sự thiếu hụt đầu vào cần thiết vì gần một nửa trong số đó được nhập khẩu từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Tương tự, các nhà sản xuất máy móc và dệt may cảnh báo sẽ hết nguyên liệu tồn kho từ giữa đến cuối tháng 3 trong khi các ngành công nghiệp khác đã giảm công suất.
VDSC cho rằng điểm quan trọng cần theo dõi là liệu Trung Quốc có khởi động lại thành công hoạt động kinh tế sau một tháng bị gián đoạn và có hay không một đợt nhiễm coronavirus nào nữa khi công nhân quay lại nhà máy từ nửa cuối tháng 2.
Vì vậy, VDSC cho rằng vẫn còn sớm để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên và nên tiếp tục theo dõi cập nhật dịch bệnh.
Mặc dù chúng ta đều kỳ vọng về kịch bản hồi phục mạnh trở lại một khi tác động của dịch bệnh tiêu biến nhưng những ẩn số về mức độ phức tạp và thời gian hồi phục sau cú sốc cung này thật khó xác định - VDSC cho biết. Đây chính là rủi ro suy giảm kinh tế nghiêm trọng và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng đưa ra các gói kích thích kinh tế - tài chính.