Vì sao thu hút FDI từ các đối tác CPTPP giảm mạnh?

08/04/2021 10:02
Không giống như xuất nhập khẩu hàng hoá, các quyết định đầu tư cần một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc nhiều yếu tố. Cần một độ lùi thời gian đáng kể để các cam kết mở cửa có tác động vào thực tế...

"Báo cáo Việt Nam sau 2 năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện vừa được công bố cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài năm đầu thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP không mấy khả quan.

THU HÚT FDI TỪ CÁC ĐỐI TÁC CPTPP GIẢM 

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm gần 36% so với năm 2018. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới giảm 51,3% so với năm 2018; vốn đăng ký tăng thêm giảm 50,6%; giá trị góp vốn mua cổ phần tăng 36,5%.

Đáng chú ý, trong khi tổng số vốn đăng ký giảm, số dự án cấp mới lại tăng hơn 13% so với năm 2018. Quy mô trung bình các dự án FDI mới từ các nước CPTPP giảm mạnh trong năm 2019 so với năm trước đó. Từ gần 11 triệu USD/dự án năm 2018 giảm xuống còn khoảng 4,7 triệu USD/dự án năm 2019 (giảm 56,9%).

Xét theo từng đối tác, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam có mức giảm sâu nhất về giá trị. Từ gần 9 tỷ USD năm 2018 giảm xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tương đương 52%. Vốn FDI giảm mạnh từ các nguồn truyền thống như Australia giảm gần 63%, Malaysia giảm 50%.

Như vậy, trên bình diện chung, trong so sánh với kết quả thu hút đầu tư nước ngoài nói chung của Việt Nam năm 2019, thu hút đầu tư từ các đối tác CPTPP dường như kém lạc quan hơn.

Cụ thể, báo cáo của VCCI phân tích, vốn FDI từ các nguồn CPTPP giảm gần 36% thì tổng vốn FDI thu hút được năm 2019 của Việt Nam vẫn tăng trên 7%. Đặc biệt, vốn đăng ký mới từ CPTPP giảm trên 51 thì tổng vốn đầu tư đăng ký mới từ tất cả các đối tác mặc dù cũng giảm nhưng chỉ ở mức gần 7%.

Quy mô dự án cũng tương tự, dù cả các dự án từ các đối tác CPTPP và từ thế giới đều giảm, nhưng tốc độ giảm ở các đối tác CPTPP cao gấp 2 lần so với trung bình chung (tương ứng là giảm 56,9% và giảm 26,9%).

Có thể nói, bức tranh FDI chung không mấy sáng sủa của năm 2019, mảng đầu tư nước ngoài từ các đối tác CPTPP "tối màu" hơn đáng kể. Nếu soi chiếu với số liệu đầu tư ra nước ngoài của các nước đối tác thì tình hình còn kém khả quan hơn khi mà tổng đầu tư ra nước ngoài (chỉ tính đầu tư trực tiếp) trên toàn thế giới cũng như từ các nước CPTPP trong năm 2019 đều tăng (lần lượt là tăng 33,19% và 51,25%) so với năm 2018.

VẪN CÒN NHIỀU ĐIỂM SÁNG 

Một số lý do báo cáo đưa ra nhằm lý giải phần nào kết quả thu hút FDI từ các nước CPTPP không mấy khả quan này.

Trước hết, đó là năm 2018 vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam tăng đột biến nhờ dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh (Hà Nội) của Sumitomo Corporation với tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD. Chỉ một dự án này đã chiếm tới gần 30% tổng số vốn đầu tư FDI từ các đối tác CPTPP năm 2018.

Đến năm 2019 không có dự án nào lớn như vậy. Nên sự sụt giảm ở mức 35,9% trong bối cảnh sụt giảm chung trong thu hút FDI của Việt Nam trong năm nay cũng là điều có thể dự đoán trước.

Bên cạnh đó, các cam kết về thể chế cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng. Còn cam kết mở cửa thị trường trong CPTPP lại phần lớn có lộ trình dài, chưa thực hiện ngay trong 2 năm đầu thực thi.

Song nhìn một cách tích cực hơn, báo cáo cho rằng, bức tranh thu hút đầu tư năm 2019 từ các đối tác CPTPP vẫn có điểm sáng. Mặc dù các dự án vốn FDI từ các đối tác CPTPP năm 2019 giảm mạnh về quy mô vốn trung bình so với năm 2018, trong so sánh về giá trị, quy mô các dự án từ các đối tác CPTPP vẫn cao hơn 9,5% so với quy mô vốn trung bình của các dự án FDI từ tất cả các nguồn.

Hơn nữa, không giống như xuất nhập khẩu hàng hoá, các quyết định đầu tư cần một khoảng thời gian nhất định để cân nhắc nhiều yếu tố liên quan. Vì vậy, ngay cả với các cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư ngay khi CPTPP có hiệu lực, vẫn cần một độ lùi thời gian đáng kể để các cam kết này có tác động vào thực tế.

Mặt khác, dù vốn đầu tư từ các nguồn truyền thống trong CPTPP đều giảm trong năm 2019, vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP vào Việt Nam (Canada, Mexico) hoặc các đối tác truyền thống nhỏ (Brunei, New Zealand) lại được cải thiện tích cực trong năm 2019. Điều này một lần nữa cho thấy CPTPP đang tạo ra các tác động tích cực đối với các đối tác mới.

Nhìn sang năm 2020, báo cáo cho rằng, so với bức tranh ảm đạm của năm 2019, thu hút đầu tư từ CPTPP năm 2020 dường như khả quan hơn. Cụ thể, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 đạt 28,5 tỷ USD, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, vốn FDI từ các đối tác CPTPP cùng giai đoạn đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ.

"CPTPP và các FTA đang góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI chuyển dịch từ Trung Quốc dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19", báo cáo nhận định.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
11 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
28 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
6 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
23 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.