Vì sao tỉnh Cà Mau đề xuất táo bạo đưa nước mặn vào vùng ngọt?

25/02/2020 06:10
(Dân Việt) Để xử lý tình huống trước mắt, tỉnh Cà Mau đề xuất mở cống đưa một lượng nước mặn phù hợp vào vùng ngọt hóa để tạo phản áp lên bờ kênh, hạn chế sụt lún, sạt lở.

Trước thực trạng diễn ra phức tạp của hạn hán, xâm nhập mặn và sụt lở trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, ngày 24/2, tỉnh này đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

Trong khuôn khổ hội nghị, sáng 24/2, đại diên các bộ, cục, vụ, viện của Trung ương và nhiều chuyên gia về quy hoạch thủy lợi, địa chất, tài nguyên môi trường và trồng trọt, đã đi khảo sát một số điểm sụt lún đường giao thông, đê biển, thiếu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt ở vùng ngọt tỉnh Cà Mau.

vi sao tinh ca mau de xuat tao bao dua nuoc man vao vung ngot? hinh anh 1

Tình trạng sụt lún đường giao thông ở Cà Mau đang ở mức báo động. Ảnh: Chúc Ly.

vi sao tinh ca mau de xuat tao bao dua nuoc man vao vung ngot? hinh anh 2

Một con kênh nội đồng ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời khô cạn trơ đáy. Ảnh: Chúc Ly.

Thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, tính đến thời điểm hiện nay đã có 907 vị trí sụt lún với tổng chiều dài hơn 21.600m, trong đó tập trung tại các địa phương thuộc bờ Bắc Sông Đốc (vùng ngọt hóa) huyện Trần Văn Thời với 905 vị trí, chiều dài 21.300m.

Đáng chú ý, sụt lún đã xảy ra ở các tuyến đường do tỉnh quản lý với các vị trí trên tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, Cơi Năm - thị trấn Trần Văn Thời; nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc, nguy cơ sụt lún trong thời gian tới là rất cao. 

Trong 2 ngày 18 và 23/2, tại tuyến đê Biển Tây, từ Đá Bạc về Kênh Mới liên tiếp xảy ra sụp lún mặt đường với chiều dài trên 190m. Mặt đê bị lún sâu từ 1,8 - 2m.

Theo đó, nguyên nhân sụt lún được xác định ban đầu là do mất phản áp của nước vào thành bờ sông do tình trạng khô hạn gây ra. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như đặc điểm địa chất yếu, một số công trình hạ tầng nằm gần bờ sông, gia tải lớn, lòng sông sâu… gây ra sạt lở, sụt lún.

vi sao tinh ca mau de xuat tao bao dua nuoc man vao vung ngot? hinh anh 3

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì hội nghị. Ảnh: Chúc Ly.

Làm việc với các đại biểu sau chuyến khảo sát, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “Vừa qua ở vùng ngọt hóa của tỉnh liên tiếp xảy ra các sự cố công trình. Tỉnh đang cân nhắc, xem xét và nghiên cứu đến vấn đề công bố tình huống sự cố công trình để xử sự từ khắc phục, bảo vệ công trình. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chuyên môn, đối chiếu với các quy định hiện hành đóng góp ý thêm cho tỉnh”.

Cũng theo ông Sử, trong sáng 24/2 tỉnh Cà Mau đã đề xuất với các đại biểu để xử lý tình huống trước mắt của Cà Mau là chấp nhận mở cống đưa một lượng nước mặn phù hợp vào vùng ngọt hóa để tạo phản áp lên bờ kênh, hạn chế sụt lún, sạt lở. Tuy nhiên, tỉnh rất cần sự hỗ trợ của các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu để hỗ trợ đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Về đề xuất đưa nước mặn vào một số tuyến, trục kênh để giữ chân đất, hạn chế sụp lở các công trình giao thông, nhiều chuyên gia đã tham gia đóng góp ý kiến. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến trái chiều, e ngại khi đưa nước mặn vào sẽ gây xâm mặn ở vùng ngọt, ảnh hưởng canh tác trong tương lai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có thêm các nghiên cứu khoa học để kiểm chứng, đồng thời tính toán đến việc thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng.

vi sao tinh ca mau de xuat tao bao dua nuoc man vao vung ngot? hinh anh 4

Các chuyên gia khảo sát thực tết tình trạng sụt lún tại tuyến đường BT Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc. Ảnh: Chúc Ly.

Bên cạnh đó, tại Cà Mau, hiện với chênh lệch mức nước trong đồng và ngoài sông từ 2,5m-3,5m làm cho cống Kênh Mới, cống Sào Lưới trên đê biển Tây; cống Trùm Thuật Nam trên tuyến đường Rạch Ráng – Sông Đốc mất ổn định. Qua khảo sát, kiểm tra, có 18 cống vùng ngọt hóa đang có hiện tượng giống như các cống nêu trên.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lê Thanh Tùng - Cục phó, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT nêu ý kiến: Ở vùng ngọt của tỉnh Cà Mau, cả 5 loại hình cơ cấu mùa vụ đều ảnh hưởng bởi hạn mặn. Tập quán trồng giống Một bụi đỏ đã có từ lâu, để thay đổi là rất khó khăn. Đồng thời, cái khó còn nằm ở cả một hệ thống của thương lái thu mua.

“Đối với vùng ngọt hóa, hệ canh tác 1 lúa 1 tôm là hệ sinh thái có ưu thế và thuận lợi cho các hộ dân. Trong đó, cần thay đổi giống lúa, hiện có nhiều giống lúa đặc sản ngắn ngày phù hợp với điều kiện lại cho hiệu quả. Chúng tôi sẵn sàng xây dựng các mô hình, dự án cụ thể để chuyển giao cho người dân, với nhiều kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng địa phương” - ông Tùng nêu ý kiến.

vi sao tinh ca mau de xuat tao bao dua nuoc man vao vung ngot? hinh anh 5

Đoàn công tác khảo sát tại một điểm ruộng trồng đậu xanh bị thiếu nước do khô hạn ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: Chúc Ly. 

Cùng ý kiến, GS.TS Tăng Đức Thắng - Chuyên gia cao cấp Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, cho rằng: “Việc tỉnh Cà Mau nghiên cứu, xin ý kiến chuyển đổi mô hình sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên vùng ngọt cũng có thể khả thi. Qua khảo sát, chúng tôi có dữ liệu để nhận định vùng phân biệt rõ rệch 2 mùa mặn - ngọt. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình sản xuất như đã đề xuất, tỉnh cần nghiên cứu thêm những vấn đề liên quan khác nhằm mang lại hiệu quả”.

Theo đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng, tỉnh cũng cần nghiên cứu việc bố trí mùa vụ dựa trên nền tảng hệ thống công trình có sẵn, có thể chia sẻ nguồn nước trong nội bộ tỉnh Cà Mau.

Thông tin tại hội nghị, ông Nguyễn Long Hoai – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết: Theo các quy định hiện hành, tỉnh Cà Mau có thể công bố tình trạng thiên tai khẩn cấp hạn hán mức độ 2. Hiện đơn vị đang hoàn thành các thủ tục cần thiết để trình UBND tỉnh xem xét.

Ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định: Ý kiến của các chuyên gia đối với thực trạng diễn ra hiện hữu về sụp lún, hạn hán ở Cà Mau là rất quý, là cơ sở khoa học để tỉnh cùng các ngành nghiên cứu, xem xét đưa ra giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Theo ông Sử, dự báo mùa khô năm 2020 có thể kéo dài đến tháng 5, thậm chí tháng 6. Trong khi hiện nay tình hình sụt lún, sạt lở đã xảy ra nghiêm trọng, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhưng chưa có hiệu quả. “Nếu kéo dài đến hết mùa khô, thiệt hại sẽ rất lớn. Vì vậy, trong khi chờ đợi nghiên cứu thực hiện biện pháp lâu dài, trước mắt đòi hỏi phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời để giảm thiểu thiệt hại” - ông Lê Văn Sử nhấn mạnh. 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.955.588 VNĐ / tấn

21.34 UScents / lb

0.19 %

- 0.04

Cacao

COCOA

231.911.737 VNĐ / tấn

9,126.00 USD / mt

5.69 %

+ 491.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.397.806 VNĐ / tấn

297.01 UScents / lb

0.69 %

+ 2.04

Gạo

RICE

17.456 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.48 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.147.927 VNĐ / tấn

979.71 UScents / bu

0.20 %

+ 1.96

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.145.935 VNĐ / tấn

290.80 USD / ust

0.48 %

+ 1.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
13 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
16 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.