Vì sao trong lúc châu Âu đang khốn đốn vì khan hàng, Nga mỗi ngày đốt bỏ 10 triệu USD khí đốt?

29/08/2022 08:58
Nguồn cung năng lượng của châu Âu tiếp tục căng thẳng. Trong khi đó, truyền thông phương Tây như BBC và CNN đưa thông tin chấn động: phía Nga đang hàng ngày đốt bỏ một lượng lớn khí đốt tự nhiên một cách vô ích.

Theo BBC ngày 26/8, tại một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga ở gần biên giới với Phần Lan, khoảng 10 triệu USD lượng khí đốt tự nhiên đang bị đốt cháy vô ích mỗi ngày. Nhà máy khí đốt thiên nhiên này nằm ở Portovaya, tây bắc St.Petersburg, gần một trạm nén khí ở đầu tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream-1, thuộc Tổng Công ty cổ phần Công nghiệp khí đốt Nga (Gazprom).

Từ đầu mùa hè năm nay, một số người dân ở khu vực biên giới Phần Lan đã nhìn thấy một ngọn lửa khổng lồ trên đường chân trời ở hướng nước Nga. Các chuyên gia cho rằng trước đây lượng khí đốt này đã được xuất khẩu sang Đức. Đại sứ Đức tại Anh cho biết phía Nga đốt bỏ khí đốt vì "họ không thể bán nó đến nơi khác".

Theo phân tích mức nhiệt địa phương và dữ liệu vệ tinh của công ty tư vấn Rystad Energy của Na Uy, ngọn lửa này đốt cháy khoảng 4,34 triệu mét khối khí đốt thiên nhiên mỗi ngày. Một số nhà khoa học lo ngại rằng lượng lớn khí cacbonic và muội than mà nó tạo ra có thể làm trầm trọng thêm sự tan chảy của băng ở Bắc Cực.

Vì sao trong lúc châu Âu đang khốn đốn vì khan hàng, Nga mỗi ngày đốt bỏ 10 triệu USD khí đốt? - Ảnh 1.

Ngọn lửa cháy ở Nhà máy LNG Portovaya nhìn từ Phần Lan (Ảnh: QQ).

Trong khoảng thời gian này, nguồn cung cấp khí đốt thiên nhiên cho châu Âu thông qua tuyến đường ống Nord Stream-1 đã bị cắt giảm đáng kể, phía Nga đổ lỗi cho các vấn đề kỹ thuật theo lệnh trừng phạt của phương Tây. Phía Đức thì gọi đây thuần túy là một "động thái chính trị".

Bắt đầu từ tháng 6, các nhà nghiên cứu đã thấy lượng nhiệt tỏa ra từ Nhà máy LNG Portovaya tăng lên đáng kể, mà họ tin rằng nguyên nhân là do quá trình đốt cháy khí đốt tự nhiên. Trong khi việc đốt khí thải đồng hành là phổ biến - thường là vì lý do kỹ thuật hoặc an toàn – nhưng việc đốt ở quy mô này đã khiến các chuyên gia phương Tây cảm thấy bối rối.

Jessica McCarty, chuyên gia dữ liệu vệ tinh tại Đại học Miami, Hoa Kỳ cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy một nhà máy LNG nào đốt khí trên quy mô lớn như vậy”.

Những người khác tin rằng điều này có thể là do các vấn đề kỹ thuật xuất hiện do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong khi CNN đề cập đến một khả năng khác: người Nga cố tình "chuyển đi thông điệp" cho châu Âu. Bản tin của CNN dẫn lời một chuyên gia nói: "(Nga) có thể đang đưa ra một tuyên bố chính trị, nhằm nói (với châu Âu): 'Hãy nhìn xem, chúng tôi có khí đốt, chúng tôi đang đốt nó, còn các ông thì lại chọn cách gây khó khăn cho chúng tôi để đưa nó ra thị trường’.”

Hiện nay Gazprom chưa trả lời yêu cầu bình luận của giới truyền thông phương Tây. Dù lý do là gì, những hình ảnh hiện nay thật là mỉa mai và đáng bực mình. Một bên, châu Âu đang lo lắng về năng lượng, giá năng lượng tăng vọt; bên kia, Nga phải đốt bỏ số lượng rất lớn khí đốt thiên nhiên.

Nhà máy LNG Portovaya là một nhà máy mới nằm gần trạm nén ở đầu đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1, vận chuyển khí đốt từ đáy biển đến Đức. Nhưng kể từ tháng 7, nguồn cung của đường ống đã thất thường và nguồn cung ngày càng ít đi, Nga nói rằng đó là do vấn đề kỹ thuật nhưng Đức nói đó là vấn đề chính trị.

Vì sao trong lúc châu Âu đang khốn đốn vì khan hàng, Nga mỗi ngày đốt bỏ 10 triệu USD khí đốt? - Ảnh 2.

Mỗi ngày Nhà máy LNG Portovaya đốt bỏ 4,34 triệu mét khối khí, trị giá 10 triệu USD (Ảnh: 163).

Cổ đông lớn nhất của Nord Stream 1 là công ty nhà nước Nga Gazprom. Tuyến ống này dài 1.200 km và có thể cung cấp 170 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày cho Đức. Hiện tại, 26% lượng khí đốt tự nhiên của Đức đến từ Nga, phần lớn được vận chuyển qua đường ống này. Vào tháng 6, lượng khí đốt tự nhiên truyền tải chỉ đạt 40 triệu mét khối mỗi ngày.

Vào đầu tháng 7, Nga đã đóng cửa đường ống trong 10 ngày để bảo trì, trước khi tiếp tục giảm nguồn cung xuống 20 triệu mét khối mỗi ngày, chỉ trong một ngày đã đẩy giá khí đốt bán buôn ở châu Âu tăng 10%, giá khí đốt ở đây hiện cao gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Một bên, giá cả tăng chóng mặt, không có khí đốt để dùng; bên kia, khí đốt tự nhiên bị đốt bỏ vô ích, tại sao lại như vậy?

Đốt khí thiên nhiên trong khai thác dầu khí không phải là hiếm, mà là tương đối phổ biến, đặc biệt là trên nhiều giàn khoan dầu, người ta thường thấy ngọn lửa bốc cháy trên đầu đường ống. Điều này là do khí thiên nhiên thường đồng hành trong quá trình khai thác dầu, nếu tách ra và thu gom sẽ tốn rất nhiều tiền, nếu thải ra ngoài không khí sẽ gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hiểm họa đối với nguy cơ an toàn xung quanh giàn khoan, vì vậy thường xuyên đốt bỏ nó là lựa chọn tốt nhất.

Các nhà máy chế biến khí tự nhiên cũng đốt khí tự nhiên, nhưng thường vì lý do kỹ thuật và an toàn và không thường xuyên ở quy mô lớn như vậy. Chuyên gia về dữ liệu vệ tinh giám sát, Tiến sĩ Jessica McCarty của Đại học Miami ở Ohio, cho biết nhà máy này đã đốt khí tự nhiên từ tháng 6 và đã ở mức cao bất thường mà ông chưa từng thấy trước đây.

Theo phân tích của một công ty năng lượng, nhà máy Potovaya LNG đốt cháy tới 4,34 triệu m3 khí mỗi ngày, trị giá 10 triệu USD. Còn theo CNN, nhà máy LNG Portovaya hiện đang đốt với tốc độ tương đương với việc đốt bỏ 1,6 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, chiếm 0,5% tổng nhu cầu của EU.

Mark Davies, giám đốc điều hành của Capterio, một công ty dịch vụ năng lượng có trụ sở tại London, cho rằng việc đốt cháy này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà nhiều khả năng là một quyết định có chủ ý với 4 nguyên nhân:

Một là nhu cầu giảm nguồn cung, nhưng việc đóng cửa các cơ sở rất khó khăn về mặt kỹ thuật và việc khởi động lại rất tốn kém, vì vậy có một lựa chọn đơn giản là đốt cháy lượng khí dư thừa.

Thứ hai, một nhà máy mới có thể gặp sự cố trong quá trình sản xuất khí đốt hóa lỏng mà không thể xử lý được, nên chọn cách đốt cháy nó.

Thứ ba, với lệnh cấm vận và trừng phạt của các nước phương Tây, Nga không thể có được các loại van chất lượng cao, các van này sau khi hỏng sẽ không thể thay thế được và chỉ có thể chọn cách đốt bỏ khí đốt.

Thứ tư, Nga về căn bản không muốn bán khí đốt của mình cho châu Âu; đơn giản là đốt bỏ nó, thở phào nhẹ nhõm và khiến châu Âu phải nhìn một cách thèm khát, đồng thời lại châm thêm lửa vào giá khí đốt ở châu Âu.

Nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa thì việc đốt khí đốt tự nhiên không đáng sợ, châu Âu không có khí đốt dùng cũng không đáng sợ, điều khủng khiếp nhất là áp lực môi trường do nó mang lại.

Vì sao trong lúc châu Âu đang khốn đốn vì khan hàng, Nga mỗi ngày đốt bỏ 10 triệu USD khí đốt? - Ảnh 3.

Muội than bám trên mặt băng ở Bắc Cực đẩy nhanh quá trình tan chảy băng (Ảnh: 163).

Khí thiên nhiên khai thác thường được vận chuyển trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng thông qua các đường ống, hoặc nén thành khí hóa lỏng và vận chuyển khắp thế giới bằng đường bộ hoặc đường thủy, đòi hỏi các phương tiện lưu trữ lớn và nhiều.

Nga là một quốc gia năng lượng lớn, đã khoan một số lượng lớn các giếng khí đốt tự nhiên. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, nước này đã phải hứng chịu các lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại, và doanh số bán hàng cho châu Âu, khách hàng chính của họ, đã giảm hoặc Nga đã giảm các sản phẩm năng lượng bán cho châu Âu để trả đũa, dẫn đến năng lực sản xuất bị dư thừa nghiêm trọng. Khí đốt sản xuất ra bị dư thừa lại khó lưu trữ, cách tốt nhất là đóng đường ống hoặc đốt bỏ,

Đốt bỏ khí tuy là vô trách nhiệm, nhưng nó quả thực là sự lựa chọn bất đắc dĩ nếu các cơ sở và thiết bị thực sự không có được do các lệnh trừng phạt hoặc cấm vận, nhưng điều này sẽ mang lại áp lực lớn về môi trường cho khu vực Bắc Cực.

Theo ước tính, việc Nga đốt khí đốt tự nhiên ở Potovaya đã thải ra 9.000 tấn carbon dioxide mỗi ngày, nhưng đây không phải là cái giá phải trả cho môi trường lớn nhất. Do quá trình đốt khí cháy không hết sẽ tạo ra một lượng lớn các hạt muội than được gọi là "cacbon đen", loại hạt này sẽ đọng lại trên băng và tuyết, chúng sẽ hấp thụ rất nhiều nhiệt và gây ra sự tan chảy nhanh hơn của băng ở Bắc Cực. Đó mới thật đáng sợ.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
19 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
21 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
41 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
9 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
33 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.