Vì sao Trung Quốc đưa ra quyết định tiền tệ ngược dòng thế giới?

16/08/2022 08:52
Quyết định hạ lãi suất chủ chốt mới nhất từ phía Trung Quốc không khỏi tạo ra thêm mối lo về tăng trưởng kinh tế nước này nói riêng và toàn cầu nói chung.

Quyết định hạ lãi suất chủ chốt mới nhất từ phía Trung Quốc không khỏi tạo ra thêm mối lo về tăng trưởng kinh tế nước này nói riêng và toàn cầu nói chung.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây đã hạ lãi suất cơ bản khi mà các số liệu mới công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng trước bởi các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch COVID-19 gây ra nhiều ảnh hưởng, cùng lúc đó, thị trường bất động sản Trung Quốc ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng hơn.

PBOC hạ lãi suất chủ chốt từ 2,1% xuống 2%, lãi suất này được tính toán trong các kênh bơm thanh khoản ngắn hạn cho ngân hàng. PBOC đồng thời hạ lãi suất với kênh cho vay thời hạn 1 năm từ 2,85% xuống 2,75% nhằm đảm bảo thanh khoản hợp lý và ổn định trong hệ thống ngân hàng.

Đây là lần đầu tiên từ tháng 1/2022, PBOC đưa ra các quyết định giảm lãi suất.

Động thái mới nhất của PBOC không khỏi khiến cho nhà đầu tư ngạc nhiên. Trước đây, PBOC đã từng ngại ngần hạ lãi suất bởi lo lắng về khả năng nợ tăng cao, lạm phát tiêu dùng tăng cũng như gây ra áp lực suy giảm lên đồng nhân dân tệ dù rằng kinh tế chững lại trong quý 2/2022.

“PBOC dường như đã quyết định rằng giờ đây sẽ cần phải có vấn đề cấp bách hơn cần phải giải quyết: số liệu mới nhất cho thấy động lực tăng trưởng kinh tế tháng 7/2022 suy giảm, tăng trưởng tín dụng đi xuống, như vậy kinh tế đã kém phản ứng với việc nới lỏng chính sách hơn so với những thời kỳ kinh tế đi xuống trước đây”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics – ông Julian Evans-Pritchard phân tích.

Giới chuyên gia trong khi đó nhìn nhận những dấu hiệu bi quan từ quyết định chính sách mới nhất của Trung Quốc, theo khẳng định của các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức ING trong nghiên cứu được công bố cùng ngày.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc mất điểm trong phiên ngày thứ Hai, chỉ số Hang Seng trên thị trường Hồng Kông giảm 0,7% chỉ số Shanghai Composite cũng hạ nhẹ. Đồng nhân dân tệ trong khi đó suy yếu so với đồng USD.

Các số liệu kinh tế Trung Quốc tháng 7/2022 công bố cho thấy thông tin bi quan hơn so với kỳ vọng.

Doanh số bán lẻ tháng 7/2022 tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, chững lại đáng kể so với mức tăng trưởng 3,1% của tháng 6/2022, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố. Mức tăng trưởng doanh số bán lẻ như vậy thấp hơn nhiều so với con số 5% theo tính toán của các chuyên gia. Sản xuất công nghiệp tháng 7/2022 tăng trưởng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với con số tăng trưởng 3,9% của tháng 6/2022. Đồng thời mức tăng trưởng này cũng thấp hơn so với mức tăng 4,6% của thị trường.

Thị trường bất động sản cũng suy giảm nhiều hơn. Đầu tư bất động sản trong 7 tháng đầu năm nay giảm 6,4%, mức sụt giảm cao hơn đáng kể so với mức giảm 5,4% trong nửa đầu năm 2022. Cùng lúc, giá nhà mới tại hơn 70 thành phố của Trung Quốc trong tháng 7/2022 giảm đến tháng thứ 11 liên tiếp.

“Số liệu mới công bố tháng 7/2022 cho thấy quá trình phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 mất đà bởi việc nhiều người mua nhà tẩy chay không trả tiền thế chấp không khỏi ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực bất động sản”, chuyên gia thuộc Capital Economics – ông Evans-Pritchard phân tích.

Số liệu từ ngành năng lượng Trung Quốc cũng thực sự gây thất vọng khi mà sản lượng dầu sản xuất ra giảm xuống mức 12,52 triệu thùng/ngày – thấp nhất tính từ tháng 3/2020 và thấp hơn 8,8% do tình trạng đóng cửa tại nhiều nhà máy lọc dầu nhà nước Trung Quốc ví như Sinopec hay PetroChina. Ngoài ra cũng cần phải nói đến một số biện pháp thuế quan mà chính phủ Trung Quốc chuẩn bị áp dụng với các doanh nghiệp lọc dầu tư nhân.

Trung Quốc nhập khẩu hơn nửa lượng dầu mà nước này tiêu thụ, chủ yếu từ các nguồn Saudi Arabia, Nga, Iraq và Oman.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
14 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.