Vì sao ví điện tử là mảng 'hot' nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam?

24/06/2019 16:00
Thị trường fintech Việt Nam hiện có 5 nhánh chính gồm: Giải pháp thanh toán, Blockchain, Quản lý dữ liệu lớn, Tài chính cá nhân, Huy động nhóm. Tuy nhiên giải pháp thanh toán là mảng phát triển mạnh nhất trong họ Fintech.

Gia tăng đầu tư

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance, thị trường công nghệ tài chính Việt Nam năm 2017 đã đạt 4,4 tỷ USD và dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Fintech là lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn đầu tư trong năm với 8 thương vụ, tổng giá trị 117 triệu USD. Kế sau đó là Thương mại điện tử với 5 thương vụ trị giá 104 triệu USD; Công nghệ du lịch với 8 thương vụ tổng giá trị 64 triệu USD; lĩnh vực logistics và công nghệ giáo dục thu hút khoản đầu tư giá trị hơn 50 triệu USD.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7/2018, Việt Nam là quốc gia có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực khi chỉ đạt 4,9%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%, còn Thái Lan là 59,7%. Mới đây, Chính phủ yêu cầu không dùng tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, học phí ở đô thị đồng thời thanh toán không dùng tiền mặt với các khoản chi phí sinh hoạt được Chính phủ yêu cầu thực hiện trước tháng 12/2019. Thanh toán điện tử là một trong những biện pháp được Chính phủ đẩy mạnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế số.

Ngoài ra thị trường thanh toán điện tử có những lợi thế phát triển nhờ cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và một tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng.

Trong mảng thanh toán điện tử, ví điện tử được xem là tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển khi ước tính 10 triệu ví điện tử chỉ tương ứng với 1/5 tổng số người có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam.  Hiện Chính phủ yêu cầu trước quý III/2019 Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng. Xác định hạn mức số tiền nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hằng tháng. Yêu cầu các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng tiêu chuẩn cơ sở QR Code.

"Hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán đã sẵn sàng. Bảo mật cũng tốt hơn, nên tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp, ai còn chần chừ thì sẽ trễ nhịp", đại diện Grab Financial Group Việt Nam chia sẻ với tạp chí Forbes hồi tháng 10 năm ngoái về cuộc đua phát triển ví điện tử.

Nhìn trước tiềm năng, trong nhiều năm qua các quỹ đầu tư liên tục hợp tác, rót vốn vào những nền tảng thanh toán đã có sẵn mối quan hệ với các đối tác ngân hàng trên thị trường. Có thể kể đến như MOL Access Portal Sdn, BHD (Malaysia) đầu tư vào Ngân Lượng năm 2013, Standard Chartered và Goldman Sachs đầu tư vào MoMo cũng trong năm này, NTT Data đầu tư vào Payoo từ 2011, SEA Group hợp tác cùng Vietnam Esports vào AirPay năm 2015, CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam vào VnPay năm 2017.

Hay gần đây nhất là Ascend Money (Thái Lan) đầu tư vào 1Pay năm 2017, Grab đầu tư vào Moca năm 2018. Thị trường ví điện tử hứa hẹn sẽ gay cấn và bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới khi trước những động thái quyết liệt từ Chính phủ như hiện nay.

Vì sao ví điện tử là mảng hot nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Mảnh ghép cho hệ sinh thái lớn

Tháng 9/2018, Grab, công ty cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu (O2O) trên nền tảng di động có trụ sở ở Singapore công bố hợp tác với Moca, dịch vụ trung gian thanh toán của Việt Nam, để cung cấp dịch vụ này.

Moca được thành lập năm 2013, đến năm 2016 được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Phía Grab đánh giá Moca có sản phẩm tốt và có mối quan hệ với nhiều ngân hàng, đối tác như 7-Eleven, McDonald’s và khoảng 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, chủ yếu trong lĩnh vực tiêu dùng, giao thông vận tải, giáo dục, nhà hàng, thời trang...

Khó khăn lớn nhất của Grab là thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của tập khách hàng có sẵn sang Ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Để làm được điều này, cách Grab thực hiện là tung ra nhiều ưu đãi, giá cước rẻ hơn các hình thức thanh toán còn lại để họ hiểu "tiền trong ví có lợi hơn tiền mặt". Ngoài ra một thách thức khác của Grab là trục trặc về kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi khi khách hàng liên tục phàn nàn về sự bất tiện hay tài khoản trước đây bốc hơi sau khi mua lại Moca. Grab từng phải lên tiếng trên Facebook, xin lỗi về sự bất tiện cũng như đảm bảo quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Sau một thời gian hợp tác với Moca, Grab đang gặt được thắng lợi khi bắt đầu mở rộng sang các dịch vụ khác trong hệ sinh thái như đặt đồ ăn, giao hàng, đặt phòng khách sạn.

Grab không phải doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam. Trước đó Samsung đã giới thiệu dịch vụ SamsungPay vào tháng 9/2017. Sau nửa năm có hơn 400 ngàn người dùng đăng ký với 500 ngàn giao dịch, theo công bố của Samsung.

Ngoài ra công ty công nghệ SEA Group có trụ sở ở Singapore đã hợp tác với công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử Việt Nam (VED) để triển khai dịch vụ thanh toán AirPay tại Việt Nam.

Ngoài AirPay, Moca, SamsungPay có thể kế đến một loạt dịch vụ thanh toán khác hiện có yếu tố liên kết đối tác nước ngoài sau khi nhận được vốn từ các quỹ đầu tư như MoMo, 1Pay, Payoo, Ngân Lượng, VnPay.

"Ví điện tử hiện nay không chỉ phục vụ việc thanh toán, mà là một mảnh ghép hoàn thiện cho các siêu ứng dụng của các doanh nghiệp như Grab hay SEA", ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, giám đốc vận hành công ty quảng cáo Isobar phân tích trên tạp chí Forbes hồi tháng 10/2018.

Siêu ứng dụng hiểu đơn giản là kết hợp nhiều dịch vụ tài chính vào trong một ứng dụng. Theo ông, các ứng dụng này ngoài việc giúp người dùng tiếp cận việc thanh toán cho các dịch vụ trong hệ sinh thái, còn giúp liên kết các khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
31 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
14 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
27 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.