Vì sao Việt Nam bỗng vọt lên trong xuất khẩu phân bón?

26/10/2022 19:38
Theo nhiều doanh nghiệp, xuất khẩu phân bón Việt sang các thị trường tăng trưởng mạnh. Năm 2022 ngành sản xuất phân bón của Việt Nam có thể lần đầu lập kỉ lục: xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ USD.
Vì sao Việt Nam bỗng vọt lên trong xuất khẩu phân bón? - Ảnh 1.

Sản xuất phân bón tại nhà máy ở miền Trung - Ảnh: THẢO THƯƠNG

"Tổng năng lực sản xuất cho nhu cầu 12 tháng thì đủ, thậm chí dư. Nhưng nhà máy sản xuất 12 tháng được 2,4 triệu tấn, mỗi tháng là 200.000 tấn nhưng mùa vụ có 2-3 tháng thì mùa vụ ấy cần 1 triệu tấn. Còn những lúc hết vụ lại không cần. Quan điểm đủ phân bón trong nước, các doanh nghiệp "đua" nhau xuất khẩu là không đúng, phiến diện"

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc VinaCam

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý 3-2022 xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn, tương đương 886 triệu USD, tăng 45% về lượng và 166% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Trong khi đó, do ảnh hưởng của thị trường thế giới và xuất khẩu thuận lợi khiến giá phân bón trong nước sắp vào vụ có khả năng tăng trở lại.

Giá thế giới đang tốt

Thị trường thế giới có chuyển biến tích cực, mức giá đang rất tốt, nên không ít doanh nghiệp cho rằng năm nay xuất khẩu phân bón tăng trưởng mạnh.

Xuất khẩu phân bón tăng mạnh chủ yếu nhờ các thị trường như Ấn Độ tăng gấp 12 lần với 255.000 tấn; tăng gấp 3,6 lần ở thị trường Hàn Quốc với 85.000 tấn, và tăng 20% với 836.000 tấn ở ASEAN.

Nếu như tháng 7, giá phân bón trong nước giảm nhẹ thì thời gian gần đây chính vì thị trường thế giới đang tốt, tỉ giá USD lại tăng, rất thuận lợi cho việc xuất khẩu, điều đó khiến giá phân bón trong nước tăng trở lại, tăng ước khoảng từ 10.000 - 50.000 đồng/bao.

ÔIng Vũ Duy Hải - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc VinaCam cho rằng quý 3 xuất khẩu tăng vì trong nước thấp điểm sử dụng phân bon, trong khi giá thế giới tăng thì khuyến khích cho doanh nghiệp xuất khẩu là tốt.

"Nhưng đến tháng 11, miền Nam vào vụ, tháng 12 và tháng 1 năm sau ở miền Bắc sẽ cần dùng nhiều phân bón. Nếu không có biện pháp điều hành thì nguy cơ mất cung cầu, nông dân Việt Nam "ăn đủ" vì giá lại tăng cao", ông Hải nhấn mạnh.

"Nước chảy chỗ trũng"

Cũng theo ông Hải, nhà nước là đơn vị quản lý vĩ mô, cần chính sách điều tiết mang tính chất dài hơi, và theo ông nên có mức thuế xuất khẩu linh hoạt.

"Phân urê hiện nay là mặt hàng được quản lý về giá, có chi phí biến đổi lợi nhuận và kế hoạch. Ví dụ dự kiến giá urê 10.000-15.000 đồng/kg, nếu giá bán trong nước lên đến 13.000 đồng/kg, xuất khẩu 10.000 đồng/kg thì xuất khẩu ra đánh thuế 5%; nếu xuất với giá lên 12.000-13.000 đồng/kg thì tỉ lệ % thuế cũng cao lên.

Điều đó để doanh nghiệp sản xuất vẫn có lợi nhuận nhưng "hãm" xuất khẩu lại, tăng nguồn cung trong nước, để không hỗn loạn và kiểm soát được giá, không mang tính chất "bóp" nhà sản xuất.

"Trong nước vào mùa thấp điểm, không tiêu thụ được phải xuất đi, cần khuyến khích xuất khẩu chứ doanh nghiệp "chết" mà đánh thuế xuất khẩu thì lại không đúng", ông Hải phân tích

Trong khi đó, lãnh đạo Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định (có nhà máy phân bón tại TP Quy Nhơn, Bình Định) không xuất khẩu phân bón, nhưng nhìn nhận dưới quan điểm cá nhân, ông cho rằng giai đoạn trước không đồng tình xuất khẩu, nhưng năm 2022 nguồn cung tốt nên việc xuất khẩu cũng tốt.

Vị này nói: "Cơ chế thị trường cung cầu và để nó đi theo cơ chế thị trường là hợp lý nhất. Mình đang thiếu USD, doanh nghiệp xuất khẩu được giá đem USD về cũng tốt, đó là quan điểm kinh doanh".

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
8 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
8 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
9 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
10 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
10 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.902.354 VNĐ / thùng

74.83 USD / bbl

0.45 %

- 0.34

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.799.115 VNĐ / thùng

70.77 USD / bbl

0.66 %

- 0.47

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.288.859 VNĐ / m3

3.32 USD / mmbtu

6.19 %

+ 0.19

Than đá

COAL

3.590.858 VNĐ / tấn

141.25 USD / mt

0.18 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
Từng hứa hẹn trở thành cứu tinh khí đốt cho châu Âu, quốc gia này bất ngờ ‘quay xe’ tìm đến Mỹ để nhập hàng giá rẻ, sản lượng trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Từ một nguồn cung tin cậy cho EU, quốc gia này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng LNG.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
2 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.