Vì sao Việt Nam mở rộng cửa nhưng du khách quốc tế chưa đông?

29/04/2022 08:29
Việt Nam mở cửa du lịch từ ngày 15/3 với chính sách nhập cảnh thuận tiện, tuy nhiên lượng khách chưa đạt kỳ vọng. Phóng viên VOV.VN phỏng vấn PGS.TS Phạm Hồng Long – Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội về nguyên nhân, giải pháp cho thị trường inbound.

PV: Việt Nam mở cửa du lịch từ ngày 15/3 với chính sách nhập cảnh thuận tiện, tuy nhiên lượng khách quốc tế đến (inbound) còn thấp. Ông có đánh giá gì về việc này?   

PGS.TS Phạm Hồng Long: Việc Việt Nam mở cửa vào ngày 15/3 vừa rồi là một chủ trương rất chủ động và quyết liệt của Nhà nước đối với việc phục hồi và phát triển du lịch. Tuy nhiên, ở thời điểm này lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều do một số nguyên nhân chủ yếu:

Trước hết, các thị trường gửi khách lớn đến Việt Nam trước đại dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Nga, Malaysia… đa số chưa mở cửa, một vài thị trường đã mở cửa nhưng do tâm lý e ngại nên lượng khách du lịch đi nước ngoài nói chung và đến Việt Nam nói riêng chưa nhiều.

Ngoài ra, có thể do nguyên nhân từ sự lạm phát giá cả toàn cầu do ảnh hưởng của xung đột giữa Nga và Ukraine, làm du khách phải giảm hoặc thắt chặt mức chi tiêu và nhu cầu đi du lịch Việt Nam, đặc biệt là du khách đến từ Nga và các quốc gia châu Âu.

Tháng 3 cũng là thời điểm cuối vụ của khách quốc tế đến Việt Nam (thông thường cao điểm khách du lịch quốc tế là tháng 10 năm trước đến tháng 3, tháng 4 năm sau). Hơn nữa, các hãng lữ hành quốc tế thường đặt dịch vụ từ sớm (một vài tháng cho đến 1 năm), nên mở cửa vào ngày 15/3 cũng khó có thể đón được lượng khách quốc tế lớn ngay tại thời điểm mở cửa được.

PV: Cụ thể việc thiếu vắng nguồn khách quan trọng từ Đông Bắc Á sẽ ảnh hưởng đến thị trường inbound của Việt Nam như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Phạm Hồng Long: Trước đại dịch, năm 2019, Việt Nam đón được gần 18,1 triệu lượt khách quốc tế. Ở thời điểm đó, tính chung cả thị trường khách Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), đã chiếm khoảng 66% lượng khách đến du lịch Việt Nam, đóng vai trò rất lớn đối với tổng số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch Việt Nam.

Qua 2 năm đại dịch Covid-19, các thị trường này đều đóng cửa. Hiện nay mới chỉ có Hàn Quốc dần mở cửa trở lại với thị trường khách inbound và outbound. Do vậy, quá trình phục hồi của ngành du lịch Việt Nam chắc chắn bị phụ thuộc nhiều vào thị trường này. Chỉ khi nào các thị trường nguồn mở cửa hoàn toàn trở lại thì tốc độ phục hồi của ngành du lịch Việt Nam mới có thể nhanh chóng được. Nếu không, ngành du lịch sẽ phục hồi khá chậm và Việt Nam cần phải tìm kiếm các thị trường thay thế để tăng tốc độ phục hồi của ngành.

PV: Vậy theo ông những thị trường nào có thể giúp du lịch Việt Nam tăng tốc độ phục hồi?

PGS.TS Phạm Hồng Long: Tôi cho rằng thị trường Đông Nam Á vẫn là dòng khách tiềm năng nhất mà du lịch Việt Nam có thể tập trung thu hút, do khoảng cách về mặt địa lý, thuận tiện về giao thương, bên cạnh sự thông thoáng về mặt thủ tục xuất nhập cảnh (do họ được miễn thị thực). Các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipines đều là những quốc gia có dân số lớn và người ở những quốc gia này có nhu cầu đi du lịch ở các quốc gia lân cận như Việt Nam ngày càng gia tăng. Du khách từ Singapore và Campuchia vốn là những thị trường ổn định, đến với Việt Nam khá nhiều và chúng ta sẽ ngày càng thu hút họ hơn. Làm tốt công tác tổ chức SEA Games 31 diễn ra vào tháng 5 tới đây sẽ cơ hội quảng bá tuyệt vời của du lịch Việt Nam tới thị trường khách Đông Nam Á.

Bên cạnh đó các thị trường khách lớn như châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan), Mỹ, Australia, Ấn Độ, Trung Đông cũng là thị trường tiềm năng du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác. Đối với các thị trường này, công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam cộng thêm những chính sách ưu tiên về miễn thị thực vẫn là “chìa khóa” để khách lựa chọn đi du lịch Việt Nam.

PV: Dù vậy cũng không thể bỏ quên Đông Bắc Á, với Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất thế giới mà mọi quốc gia đều quan tâm. Theo ông chúng ta phải chuẩn bị gì để đón đầu thị trường này?

PGS.TS Phạm Hồng Long: Từ góc độ cung du lịch, với nhu cầu rất lớn của thị trường Đông Bắc Á, chúng ta vẫn phải chuẩn bị tốt các điều kiện để đón tiếp nguồn khách này, đặc biệt là các điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chuỗi cung ứng các dịch vụ du lịch (ăn uống, lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm…) ở điểm đến, số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Sau 2 năm đại dịch, các điều kiện trên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn nhân lực thiếu hụt, đòi hỏi bổ sung do nhân lực dừng việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp không quay lại, đặc biệt là những lao động thành thạo tiếng Nhật và tiếng Hàn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp cần tu bổ, nâng cấp; chuỗi cung ứng các dịch vụ du lịch bị đứt gẫy phải chắp nối để vận hành thông suốt… Tất cả những điều kiện này cần được phục hồi, làm mới thật tốt để đón tiếp du khách.

Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam cần chủ động truyền thông mạnh mẽ về chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch “Việt Nam – Trải nghiệm trọn vẹn” (Live fully in Vietnam) tại các quốc gia này thông qua các cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán, lãnh sự quán) và thông qua kết nối của các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch đối với thị trường khách này.

Ở góc độ cầu du lịch, Việt Nam có thể thông qua các doanh nghiệp du lịch để đánh giá lại nhu cầu đi du lịch, thời điểm mong muốn du lịch, và khả năng chi tiêu của thị trường khách này khi đến Việt Nam, từ đó có những kế hoạch chuẩn bị chi tiết và chu toàn.

PV: Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ cách làm du lịch của Thái Lan?

PGS.TS Phạm Hồng Long: Trước hết chúng ta phải học “tư duy định hướng du lịch” của người Thái. Du lịch là ngành dịch vụ số 1 ở Thái Lan và người Thái tập trung mọi chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch.

Thêm nữa, chúng ta phải học cách người Thái “móc hầu bao” của du khách. Thái Lan thường có chính sách du lịch 3G (Get them in – Đón khách vào, Get their money – làm cho khách du lịch tiêu tiền, Get them out – tiễn khách về nước) rất thành công dù du khách đến từ bất thị trường nào. Người Thái không e ngại để làm các tour du lịch giá rẻ - tour 0 đồng (kể cả với thị trường khách Trung Quốc), mà họ rất giỏi trong việc làm cho du khách phải tự nguyện chi tiêu các sản phẩm và dịch vụ ngoài tour.

Trong những năm gầy đây (trước đây đại dịch Covid-19), Thái Lan luôn nằm trong tốp 10 quốc gia đón khách du lịch hàng đầu thế giới, và tốp 4 quốc gia có thu nhập cao nhất từ du lịch. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan chỉ bằng một gần nửa (năm 2019 là 40 triệu) so với đến các quốc gia hàng đầu như Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ (năm 2019 lần lượt là 89, 84, 79 triệu) nhưng chi tiêu ngày khách ở Thái Lan rất cao, thậm chí hơn nhiều so với các quốc gia trên để thấy người Thái làm du lịch tốt thế nào. Để làm được điều này, thì người Thái xây dựng được chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch (ăn uống, lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ bổ sung…) có tính kết nối chặt chẽ và hoàn hảo.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên học sự nhạy bén và uyển chuyển của người Thái trong việc đưa ra các chiến dịch, chính sách tiên phong đón đầu xu hướng sản phẩm và tiêu dùng. Trước đây, họ nổi tiếng với chiến dịch “Bất ngờ Thái Lan” với 8 chủ đề - ATET (Amazing Thailand Eight Themes: Bất ngờ thiên đường mua sắm, Bất ngờ hương vị Thái Lan, Bất ngờ nghệ thuật đời sống, Bất ngờ thể thao và giải trí, Bất ngờ di sản thế giới, Bất ngờ di sản nông nghiệp, Bất ngờ cửa ra vào), hay “Mảnh đất của những nụ cười” (Land of smiles), hay “Bếp ăn của Thế giới (Kitchen of the world)… Vào năm ngoái khi ngành du lịch nhiều nơi trên thế giới và khu vực vẫn “loay hoay” với đại dịch Covid-19, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mở cửa đón khách với chương trình “Hộp cát Phuket” ( Phuket Sandbox ) và đạt được những thành công nhất định./.

PV: Xin cảm ơn ông./.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
31 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
18 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
43 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
35 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
12 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
22 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
23 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
23 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.